Lưu trữ danh mục: Trẻ Em

Bức tranh về giáo dục hoà nhập

Định nghĩa về hoà nhập

Trong từ điển có giải thích rằng Hoà nhập là một hành động hay một trạng thái để có thể được ở trong một nhóm hay một tập thể.( trích từ bài học Education for all trên kênh học trực tuyến Future learning).

Giáo dục hoà nhập.

Định nghĩa về Giáo dục Hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật là gì?

 Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục”( theo trang /luatduonggia.vn/).

Theo một định nghĩa đơn giản giáo dục hoà nhập: Học sinh khuyết tật có cơ hội được đến trường học tập, vui chơi và sinh hoạt chung với các bạn học sinh không có khuyết tật trong các cơ sở giáo dục.

Bạn nghĩ gì khi nghe tới vấn đề này?Liệu nó có thể thực hiện được không?

Giáo dục hoà nhập là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các phụ huynh có con là trẻ khuyết tật nhưng mỗi người đều có một quan điểm riêng:

Liệu chúng ta có được đối xừ bình đẳng không?
  • Có một vài phụ huynh cho rằng giáo dục hoà nhập là một phương thức giáo dục không phù hợp cho trẻ khuyết tật vì có nhiều học sinh trong lớp, trẻ khuyết tật dể bị bỏ quên, giáo viên không đủ sức để quan tâm tới trẻ hoặc trẻ khuyết tật không thể tham gia hết các hoạt động sinh hoạt trong trường như giờ chào cờ tại trường hoặc giờ thể dục( ví dụ trẻ bị khuyết tật vận động) hoặc bị các bạn trêu chọc, kỳ thị.
  • Phụ huynh có con là trẻ không bị khuyết tật thì cho rằng có một đứa trẻ khuyết tật học trong lớp sẽ làm chi phối các hoạt động giảng dạy trong lớp khiến con của họ không thể tập trung học được (ví dụ trẻ Tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý) hoặc trẻ khuyết tật là nguyên nhân gây ra cho con họ có những hành vi không tốt, mất trật tự, giận dữ…Phụ huynh có con là trẻ khuyết tật cảm thấy rất xấu hổ trước những lời phê bình của các phụ huynh khác.
  • Tuy nhiên thực tế giáo dục hoà nhập vẫn mang đến những thành công cho một số trẻ khuyết tật và phương pháp này vẫn khẳng định gặt hái được những kết quả đáng kể cho một số cơ sở giáo dục ở bậc học Mầm non, Tiểu học

Những lưu ý mà phụ huynh cần quan tâm

Các định nghĩa theo từ điển không giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa to lớn đối với một đứa trẻ khuyết tật khi được hòa nhập trong một ngôi trường chính quy là như thế nào. Ý nghĩa của sự hòa nhập còn tùy thuộc vào đứa trẻ, trường học và cả hoàn cảnh địa phương. Vậy bạn nghĩ điều gì là phù hợp nhất trong hoàn cảnh của mình và tại sao?       (trích từ bài học Education for all trên kênh học trực tuyến Future learning)

Dựa vào những ý tưởng nêu trên và tình hình thực tế vì vậy khi quyết định đưa con đi học theo hướng Giáo dục hoà nhập Phụ huynh cần lưu ý đến  các yếu tố dưới đây có phù hợp để thực hiện không?

1. Khả năng của trẻ bao gồm kỹ năng giao tiếp và tâm lý của trẻ có đồng ý và sẳn sàng thích ứng với môi trường học tập?

2.Hoàn cảnh gia đình bao gồm phương tiện đi lại, thời gian có phù hợp để đáp ứng nhu cầu cho trẻ và những qui định của trường.

3. Trường học (nơi trẻ chuẩn bị đến học) cần lưu tâm thêm đến Ban giám hiệu, Hội phụ huynh học sinh có cởi mở và thân thiện chấp nhận cho trẻ vào học không? Cơ sở vật chất…?

4.  Việc thực thi chính sách hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương mà trường học đang trực thuộc có đồng ý giúp đỡ trẻ khuyết tật không?

Bức tranh từ ngữ về giáo dục hoà nhập

Bức tranh về giáo dục hoà nhập:

Dưới đây là bức tranh được tạo nên bởi những từ ngữ được dùng một cách phổ biến để miêu tả “Giáo dục hòa nhập”. Những từ có kích cỡ lớn được xem là đặc trưng của giáo dục hoà nhập, những từ ngữ có kích cỡ nhỏ hơn được xem là những yếu tố bổ sung.

Bức tranh từ ngữ về giáo dục hoà

Ba chữ có kích cỡ lớn nhất trong bức tranh là:

Equality: trẻ cần được đối xử bình đẳng

Acceptance: trẻ cần được chấp nhận như là một thành viên trong một tập thể (không bị kỳ thi)

Respect : trẻ cần được tôn trọng trong bất kỳ tình huống nào.

Thực hiện giáo dục hoà nhập cần lưu ý ba yếu tố chính nêu trên

Các yếu tố cần bổ sung

Support :  Trẻ cần có sự hỗ trợ từ nhiều thành viên khác, thậm chí cần có  sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ khác.

Understanding : Hiếu trẻ

Empathy : đồng cảm với những khó khăn của trẻ

Sharing : Cùng chia sẻ những ý tưởng với trẻ.

Opportunity : cho trẻ có cơ hội được thực tập hoặc được bày tỏ chính kiến của bản thân dù trẻ có sử dụng bất kỳ phương tiện nào để diễn đạt ( ngôn ngữ ký hiệu,vẽ,viết…)

Participation : Hãy cho trẻ được tham gia

Diversity: Đa dạng hoá các hoạt động để trẻ có thể được tham gia.

Tóm lại : Khi thực hiện giáo dục hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật cần có sự đồng thuận từ nhiều người và các bên liên quan. Giáo dục hoà nhập không thể triển khai khi mà chỉ có mỗi phụ huynh với giáo viên và trẻ mà cần có sự hỗ trợ của tập thể phụ huynh trong lớp học,các em học sinh trong lớp,Ban giám hiệu,Hội Phụ huynh học sinh, giáo viên- tập thể giáo viên…

Bài viết có sử dụng tài liệu học trực tuyến từ khoá học Education for all và được dịch thuật từ nhóm Sao mộc ( sinh viên khoa Anh trường Đại học UEF).

Lời tâm sự của trẻ

Hãy thử làm một người lắng nghe những câu chuyện do chính trẻ kể.

cute ant cartoon

Cậu bé kháu khỉnh với gương mặt bầu bầu, cái miệng chúm chím mà mỗi khi cười là lộ hẳn hàm răng sún. Cậu bé ngồi cùng cô trên chiếc ghế xích đu, tay ôm một con gấu bông.

Giận chú kiến

Cậu bé vừa đu đưa cái ghế cùng cô giáo nhưng mắt lại nhìn một đàn kiến đang di chuyển trên sân. Cậu bé nói: Cô ơi! Con ghét và giận chú kiến lắm. Cô giáo nhìn vào mặt cậu bé vội hỏi: sao vậy con? Tại sao lại giận kiến?

Cậu bé trả lời cô giáo bằng một giọng thong thả tự nhiên nhưng mắt vẫn dán vào đàn kiến đang di chuyển:

– Hôm qua, mẹ mới mua cho con một hộp sữa mà.. mà cả đàn kiến vào hộp sữa của con.Ghét nó ghê ! Vào hộp sữa của người ta. Cô giáo bắt đầu nén cười còn cậu bé phụng phịu nhìn cô và gằn từng chữ và nói:

Kiến không biết uống sữa đâu. Sữa chỉ là để cho những người nào biết mặc quần uống mà thôi.!

Con trăn nhưng nó tên là con rắn

Buổi sáng thức dậy muộn, cô bé được ba vội vàng đưa đến trường với bộ đồ ngủ và gương mặt vừa mới vội rửa.

Người cha kéo xòng xộc cô bé đến trước cô giáo vội nói với cô: Cô ơi! Cho xin lỗi nha cô. Cả nhà ngủ quên! Nên đưa bé đi học muộn. Nói xong ông vội vã quay lưng ra về.

Vội ngồi xuống bàn với nụ cười bẻn lẻn, hình như để chữa cháy cho cái việc đi học muộn của mình, cô bé vội tíu tít khoe với bạn rằng nhà mình có nuôi một con vật rất là to và dài, dài lắm cơ…Các bạn nháo nháo hùa theo, đó là conLươn, con rắn…. Thế là có dịp để cả đám trẻ bàn tán xôn xao về một con vật huyền bí từ cô bé.

Cô giáo thấy ồn ào náo nhiệt quá nên đến nhắc nhở:- Này các bạn sắp hết giờ ăn sáng, ăn nhanh thôi. Cô quay qua cô bé và vội nói:Bạn Bùa đi vào trễ phải cố ăn nhanh thôi, Cô bé lại háo hức muốn câu chuyện ly kỳ của mình phải được lan truyền nên tiếp tục quay sang cô để gợi chuyên:” Cô ơi…

Cô nhìn cô bé với gương mặt hơi khó chịu vì muốn giục cô bé đừng quên nhiệm vụ của mình lớn tiếng trả lời: Sao bạn Bùa, chuyện gì? -Cô Bé nhanh nhảu đáp: Nhà con có nuôi một con trăn.

Lần này thì cô giáo bắt đầu chú ý và mong muốn xác minh sự thật:- Thế con cho nó ăn gì? cô bé hồn nhiên trả lời:- Con cho nó ăn cơm nhưng nó không ăn, chắc là nó đòi ăn hủ tíu.

Cô giáo ngớ ra, cô bé tiếp tục vội đáp: Cô ơi! Chắc là nó là con trăn nhưng tên là Con Rắn.

Cô giáo: ????? và ngồi xuống phì cười.Cô chịu thua thôi!

Tạm biệt một cái sông

Một cậu bé có di chứng rối loạn não bộ. Cậu gặp nhiều khó khăn về nhận thức và giao tiếp, đặc biệt là việc diễn đạt ý tưởng cho mọi người hiểu.Đôi lúc cậu bị mọi người phớt lờ, không ai quan tâm đến lời nói của cậu nhưng cậu lại là một cậu bé rất kiên nhẫn. Cậu cố gắng duy trì cuộc hội thoại bằng một cử chỉ nắm tay người đối diện, luôn cười rất tươi, khi nói chuyện,đôi khi sử dụng cả âm giọng nài nỉ khiến đối phương chạnh lòng đành phải cố kiên nhẫn lắng nghe những lời giải thích, trình bày của cậu bé.

Hãy thử lắng nghe những lời giải thích và những câu thoại của bạn:

  • Cô giáo gọi : N. ơi! lấy giúp cô quyển lịch. Với gương mặt dò xét:- N đáp lại : Cái lật tờ à?. Tại sao gọi quyển lịch là cái :” Lật tờ ” ? – Vì phải làm như thế này mà! vừa nói, N vừa dùng tay lật từng tờ lịch.

Một ngày kia, trong tiết dạy:” Luyện câu từ cho trẻ:” Cô cho cả lớp xem rất nhiều tranh, có một bức tranh trên có hình vẽ người phụ nữ đang ngồi trên chiếc thuyền để đi qua sông.

N. nhanh nhảu trả lời : Cái này đang chuẩn bị tạm biệt một cái sông. Cô giáo ngớ người hẳn luôn trước lời giải thích của bạn, vội hỏi :- Tại sao là chuẩn bị tạm biệt cái sống?- Vì đi trên sông phải về thôi. N thản nhiên đáp lời cô giáo.

Ôi dào oi! Bây giờ cô giáo đã có một bài học khá là thú vị: Chúng ta luôn bắt con trẻ hiểu theo ý nghĩa của chúng ta nhưng không ngờ rằng:- Các bạn nhỏ vẫn có những suy nghĩ và số vốn từ khác để hiểu theo cách riêng của mình.Cô giáo mừng thầm, dùng viết đánh dấu X vào cột có chữ :” Đạt:” ghi dấu bước tiến triển tốt của N trong việc phát triển ngôn ngữ.

Trẻ với sự tự tin

Bạn đã gặp trẻ thiếu tự tin chưa?

Trẻ thiếu tự tin thườngcó biểu hiện lúng túng khi đưa ra những quyết định để thực hiện các hoạt động dù quyết định đó rất đơn giản theo cách nghĩ của chúng ta .Ví dụ chọn màu sắc để tô màu bức tranh, trẻ phải đưa mắt dò xét xem các bạn bên cạnh chọn màu gì hoặc lúng túng hỏi cô?…Tôi đã tự hỏi tại sao trẻ lại không mạnh dạn đưa ra quyết định những điều đơn giãn như thế?Điều gì đã làm cho trẻ thiếu tự tin?Hãy suy nghĩ đến định nghĩa của sự tự tin.

Tự tin là gì vậy?

Rất nhiều những định nghĩa được đưa ra cho câu hỏi nêu trên và xin được tóm gọn bằng câu trả lời như sau:

Tự tin là tin vào khả năng của bản thân có thể hoàn thành một nhiệm vụ hoặc một hoạt động nào được giao.

Đối với trẻ thiếu tự tin, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó khăn khi hoàn thành công việc hoặc cảm thấy lúng túng trong suy nghĩ để chọn một phương pháp giải quyết, trẻ luôn cầu cứu sự trợ giúp, đôi khi từ chối,không nhận nhiệm vụ, thậm chí sợ hãi có cảm giác như bị ép buộc phải làm. Như vậy điều gì đã làm cho trẻ không tự tin?

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ thiếu tự tin?

Chúng ta thường lý giải hoặc đưa ra giả thuyết khi đối mặt với một trẻ thiếu tự tin. ( Ồ có thể là….)

1.Về bản thân trẻ:

Trẻ chưa có kinh nghiệm và chưa được trãi nghiệm về công việc được giao.

Trẻ đã có lần bị thất bại khi thực hiện nhiệm vụ đó.

Trẻ đã bị ai chê trách, quát mắng khi thực hiện nhiệm vụ.

2.Mối quan hệ :

Trẻ không có mối quan hệ thân thiết với người giao nhiệm vụ cho trẻ.

Trẻ sợ ánh mắt soi mói, gương mặt lạnh lùng của người đang ngồi đối diện với trẻ.

Trẻ không thích một chủ thể nào đó đang hiện diện hoạt động cùng với trẻ.

3. Yếu tố môi trường

Trẻ đang ở trong môi trường không thân thiện ( không có người quen).

Trẻ muốn bày tỏ quan điểm của bản thân nhưng đã có một chủ thể nào đó phản bác.

Không gian quá to hoặc quá nhỏ so với suy nghĩ của trẻ.

Thiếu thốn các vật dụng thân quen mà trẻ thường sử dụng…

Môi trường quá ồn ào làm cho trẻ không thể tâp trung

Tất cả những giả thuyết được đặt ra đa phần đỗ lỗi cho trẻ.Chúng ta hãy tự đào sâu thêm một câu hỏi rất đời thường mà ba mẹ thường phê phán con trẻ :” Trời ơi! nhút nhát thế kia thì sau này làm gì mà ăn?:”

Càng bị phê phán thì việc thiếu tự tin trong con người trẻ vẫn ì ra đó. Chuyện gì sẽ xảy ra khi sự thiếu tự tin nằm ì trong tư tưởng trẻ khá lâu.

Ảnh hưởng của sự thiếu tự tin trong thời gian dài:

Khi trẻ có tâm lý thiếu tự tin về khả năng của bản thân trong thời gian dài sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân không có giá trị dẫn đến việc thiếu lòng tự trọng luôn mong chờ vào sự hỗ trợ của người khác. hoặc buông xuôi trước những tình huống khó khăn.

Sự thất vọng, tự ti , suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, sai lầm, nghi ngờ bản thân luôn xuất hiện trong một phần cuộc sống mà mọi đứa trẻ, dù được cưng chiều đến đâu cũng sẽ phải đối mặt trong một thời khắc nào đó trong cuộc sống nhưng nếu có sự tự tin thì ngược lại trẻ cho rằng bản thân có giá trị nên dù xảy ra bất kỳ tình huống khó khăn nào trong cuộc sống cũng không thể lây chuyển lòng tự trọng của trẻ. Trẻ trẻ sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp giải quyết các vấn đề.

Tóm lại : Vì luôn cho rằng bản thân yếu kém,không có khả năng( thiếu lòng tự trọng) nên thiếu tự tin không thể nhanh chóng đưa ra các phương pháp giải quyết các vấn đề.

Làm gì để giúp trẻ có được sự tự tin?

Để trẻ có được sự tự tin,người lớn càng nuôi dưỡng lòng tự trọng cho trẻ,giúp trẻ nhận thấy được khả năng của bản thân từ đó giúp trẻ tự tin khi giải quyết các vấn đề.

Mười điều  ghi nhớ giúp con bạn phát triển lành mạnh sự tự trọng

  1. Lắng nghe con trẻ nói
  2. Nói cho trẻ biết rằng bạn luôn yêu trẻ
  3. Tôn trọng và đánh giá cao về trẻ cũng giống như tôn trọng  và đánh giá cao bản thân của bạn
  4. Dành khoảng thời gian đặc biệt  trong ngày cho con của bạn
  5. Nói cho con biết rằng con là một người tốt và có giá trị
  6. Hãy cư xử nhất quán và minh bạch với con trẻ
  7. Khen thưởng con khi con làm được một việc tốt.
  8. Cho con biết rằng bạn luôn tin tưởng và có lòng tin về con.
  9. Cố gắng không nên chê con hoặc xem thường con
  10. Đừng ép trẻ sống cuộc sống giống như bạn đã từng sống. Con bạn là người hoàn toàn khác bạn.

( Trích dẫn từ sách Kids and Confidence)

Chúng ta đã nhìn được một phác thảo sơ nét: Thiếu lòng tự trọng dẫn đến thiếu tự tin.

Hãy cùng tôi mở chiếc hộp có liên quan đến Lòng tự trọng.

Đa số các phụ huynh thường dành thời gian dạy cho con học, dạy con nói, những âm từ đầu tiên rồi đến cả những câu dài thay vì dành thời gian dạy quá nhiều thứ cho trẻ thì chúng ta hãy dành khoảng thời gian và năng lượng để lắng nghe trẻ. Người lớn thường có thói quen nói với nhau rằng : Hãy dạy cho con bạn biết…Nói cho nó biết…Giải thích cho nó hiểu…Hiếm khi chúng ta nói: Hãy nghe nó nói đã…

Như vậy việc lắng nghe trẻ đã mang lại lợi ích gì?

Lắng nghe trẻ

Con mắt là cửa sổ linh hồn và lời nói của trẻ  như một tiếng vang vọng lại từ trái tim và khối óc. Dành nhiều thởi gian lắng nghe con trẻ là giúp trẻ phát triển cảm xúc.

Dành nhiều thời gian lắng nghe con của bạn là giúp con bạn tự nhận biết bản thân của mình một cách hiệu quả.Mọi người đều rất thích được ai đó lắng nghe, chúng ta cảm thấy thích thú và tự tin chia sẻ và trình bày quan điểm của bản thân. Trẻ con không khác lạ gì so với người lớn. Khi trẻ được tôn trọng lắng nghe tất nhiên trẻ sẽ có hành vi vui thích lắng nghe từ một người nào đó mà trẻ cho là rất đặc biệt trong cuộc đời của trẻ. Vì vậy nên tạm dừng lại và dành thời gian lắng nghe để biết và hiểu  trẻ nói gì.Nếu dùng một từ để khái quát hơn : Đây là thời gian chất  lượng(quí ) nhất để bạn hiểu về trẻ, đặc biệt thời gian quí này  không thể kéo dài mãi.Bạn cần phải thể hiện sự chân thành trong quá trình lắng nghe trẻ, không nên bị chi phối bởi những việc khác trong khi trẻ đang chia sẻ những tâm tư của trẻ với bạn.

Thái độ lắng nghe trẻ:

Có những phụ huynh quá bận rộn đến mức khi lắng nghe con mà mắt vẫn dán vào cái màn hình laptop/vi tính hay bàn tính tiền …Chúng ta đôi lúc đã mắc những sai lầm như vậy mà có khi chẳng bao giờ nhìn ra cái khó chịu của đứa trẻ, hành vi này cứ lặp đi lặp lại khiến chúng ta trở thành một thói quen và mắc một lỗi khá lớn với trẻ mà bản thân chúng ta lại cho rằng có quyền thực hiện điều đó với trẻ.

Trẻ luôn bị phớt lờ, lắng nghe một cách thờ ơ hoặc miễn cưởng trong khi ba mẹ đang bận xem tivi,bận làm việc, bận nấu ăn… hành động khiếm nhã này khiến niềm tin của trẻ bị tuột dốc đặc biệt giá trị cá nhân và lòng tự trọng.

Cuộc nói chuyện được tạo nên trong tình huống mà ba mẹ bận rộn đọc báo, làm việc, đếm tiền.. làm cho trẻ đã có những suy nghĩ rằng Ba/ mẹ chưa thật sự quan tâm đến trẻ và ba mẹ không phải là người để trẻ có thể chia sẻ hết những tâm tư của bản thân.

Điều tồi tệ cuối cùng : Trẻ có cảm giác như mình đang bị bỏ rơi.

Chúng ta nên nhớ một điều rằng :”Nhu cầu được lắng nghe và tin rằng những điều trẻ nói là những điều có giá trị không có chiều hướng giảm đi đối với mọi lứa tuổi trẻ.:”

Theo báo cáo và ghi nhận của những người làm công tác xã hội cho rằng yếu tố tạo nên sự khủng hoảng/ bất đồng ý kiến trong gia đình là do thiếu những cuộc trò chuyện của các thành viên trong gia đình mà chính yếu xuất phát từ ba mẹ không nhiệt tình lắng nghe con trẻ.

Bạn hãy thử nhớ lại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của bạn, bạn đã từng gặp một người mà bạn ngưỡng mộ( ví dụ như nghệ sĩ nổi danh, giáo viên bộ môn mà bạn yêu thích hoặc người thân…) người ấy đã dành thời gian lắng nghe bạn nói và chia sẻ, chắc chắn rằng bạn sẽ có cảm giác thật tuyệt vời và đầy tự tin vì được tôn trọng, đôi khi là động lực giúp bạn phát triển.

Trẻ cũng thế ! Nếu bạn biết lắng nghe trẻ là giúp trẻ hình thành thói quen biết lắng nghe người khác, một người quản lý tốt hoặc người vượt qua được những khó khăn rào cản trong cuộc sống đều xuất phát từ viêc biết lắng nghe những ý kiến phản hồi từ các nhân viên hoặc những lời khuyên chân thành của đồng nghiệp hay người thân.

( bài viết có tham khảo từ tài liệu Kids and Confidence của Peter Alford)

Phương Dung

Thắp Sáng Vầng Trăng Yêu Thương cùng ” TỔ CHỨC NIỀM TIN”

Với mong muốn đem lại một mùa trung thu ý nghĩa và nhân văn dành cho các em nhỏ khuyết tất, có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng. Vào ngày 1/10 sắp tới, tổ chức Niềm Tin sẽ tổ chức và đồng hành cùng các em thông qua chương trình”Vầng trăng diệu kỳ :”nhằm tạo sân chơi bổ ích và hỗ trợ học bổng để các em có điều kiện học tập, thay đổi tương lai.

Chương trình miễn phí với nhiều gian hàng trò chơi vui nhộn và các tiết mục đặc sắc chỉ có tại sự kiện. Đặc biệt,chương trình không chỉ dành cho các trẻ em nghèo mà còn dành cho tất cả các trẻ em trên khu vực Hồ Chí Minh.

Các gian hàng không thể bỏ lỡ tại sự kiện:

👍Gian hàng làm lồng đèn thủ công bằng vật liệu tái chế giúp trẻ trân trọng & bảo tồn các giá trị truyền thống.
👍 Gian hàng làm bánh trung thu giúp trẻ tăng kỹ năng khéo tay và sáng tạo.
👍 Gian hàng đổi pin lấy cây xanh giúp trẻ tăng nhận thức và quan tâm đến lối sống xanh, góp phần bảo vệ môi trường.

👍 Gian hàng trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện trí não và thể chất.
👍Gian hàng ẩm thực với các món ăn đặc sắc, đa dạng và phong phú cho các bạn nhỏ.

Thời gian: 1/10/2023

Địa Điểm: Trung tâm Công Tác Xã hội Thanh Niên Thành Phố. Số 5 Đinh Tiên Hoàng, P.Đakao, Q.1

Link đăng ký: https://s.net.vn/D9Zh

🔥🔥🔥Cả nhà hãy cùng Tổ chức Niềm Tin chia sẻ sự kiện này đến nhiều người hơn để trẻ em nơi đây lại có thêm một mùa trăng ấm áp yêu thương từ cộng đồng nhé.

sukien #vangtrangdieuky #tochucniemtin

Nguồn hình: Tạp chí Lao động và Xã hội

Trước thềm năm học mới 2023-2024

Những tờ giấy được trao

Hành trang của chúng tôi vào ngày Chủ nhật 27/8/2023 là những tờ giấy được trang trí và nắn nót ghi tên các bé cùng với số tiền được lĩnh.

Hình ảnh máy bay bằng giấy lại xuất hiện trên trang giấy màu được gửi đến các bạn nhỏ trước thềm năm học mới chỉ là một tờ giấy thôi nhưng nó giúp các bạn nhỏ của chúng tôi vững tin hơn đế tiếp bước thêm một chặng đường học tập.

Các bạn vẫn tiếp tục bước,vẫn tiếp tục ngây thơ với những nụ cười hồn nhiên bên cô giáo, những gương mặt phụng phịu hờn ba/ mẹ và thầy cô khi được yêu cầu phải hoàn tất các bài tập về nhà hoặc phải theo những qui định của lớp học:

” Ứ ừ, Cái đầu này không hiểu đâu! Khó lắm:”

” Ngồi đẹp! Ngồi đẹp! hoài….”

Tất cả là những điều thật đáng yêu như một món quà dành tặng cho những ai suốt ngày bên các bạn. Để rồi trong những giây phút thảnh thơi nó lại trở thành động lực cho ba/mẹ và thầy cô vượt qua những gian nan.

Nỗi lo thầm kín:

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, có vài ông bố/ mẹ đã bị mất việc, nghĩ đến việc học của các con không khỏi nhói lòng.Nhiều câu hỏi luôn được đặt ra trong đầu của bậc làm cha mẹ: Làm gì đây? Giải quyết như thế nào?Tìm việc ở đâu đây? Hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng nụ cười vẫn phải nở trên môi với các con bởi cha mẹ mong muốn trên gương mặt bé nhỏ đáng yêu không mất đi một nụ cười hồn nhiên vì có chia sẻ với các con lắm thứ thì gương mặt đáng yêu có hiểu gì đâu về chuyện tiền nong sinh hoạt thường ngày,chỉ làm tăng thêm nét ngờ nghệch, vô tư đến lạ thường.

Một nút thắt đã được tháo gỡ

Năm học mới lại bắt đầu mang theo dấu hiệu của một nền kinh tế với các gam màu không mấy gì sáng sủa. Với khoản hỗ trợ học phí được trao kịp thời trước thềm năm học mới giúp làm nhẹ đi nỗi ưu tư của ba mẹ về việc học tập của các con.

Chúng ta tin rằng một tia nắng nhỏ có thể làm ấm cả một góc trời sau cơn mưa, mong Quí Phụ huynh vững lòng tin để đồng hành cùng các con bước tiếp hành trình trên chặn đường học tập.

Cám ơn tổ chức MSD- United Way đã trao món quà đầy ý nghĩa trước thềm năm học 2023-2024.

Giúp trẻ khiếm thính ghi nhớ các chữ số

Hoạt động trí nhớ của trẻ khi học Toán

Thông thường trẻ có thể ghi nhớ được lâu hay không đều tuỳ thuộc vào việc trẻ có tìm ra được kết quả của bài toán một cách dễ dàng hoặc là khó khăn.Trong trường hợp trẻ tìm ra kết quả bài toán một cách dễ dàng thì sẽ ghi nhớ lâu, nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra kết quả, trẻ sẽ không nhớ cách làm bài toán.

Chúng ta hãy xem xét hoạt động trí nhớ được thực hiện như thế nào? Hoạt động trí nhớ được thực hiện theo qui trình sau:

1. Ghi nhớ tạm thời tất cả các thông tin vào trí nhớ.

2. Trẻ sẽ dùng lượng thông tin có được trong trí nhớ tạm thời để giải quyết những vấn đề/ sự việc hoặc làm theo hướng dẫn của ai đó ngay tại thời điểm đó ví dụ như :sau khi nghe cô giải thích, trẻ thực hiện các bài tập toán ứng dụng ngay tại lớp.

3. Các thông tin mà trẻ đang sử dụng để làm bài tập Toán ứng dụng trong thời điểm này chỉ lưu trữ tạm thời trong não và dễ dàng mất đi nếu có một sự việc bất ngờ nào đó xảy đến với trẻ hoặc có một thông tin hấp dẫn nào đó chen ngang, ngay lập tức lượng thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời sẽ bị xoá mất.

Ví dụ: Trẻ đang làm bài tập ứng dụng bất ngờ bạn ngồi bên cạnh đưa cho trẻ xem một món đồ chơi nào đó mà trẻ rất thích lập tức các thông tin để trẻ xử lý bài tập toán ứng dụng đang lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời bị xóa mất, trẻ sẽ gặp khó khăn khi quay trở lại để xử lý các bài tập ứng dụng.

Trẻ khiếm thính gặp khó khăn rất nhiều trong việc ghi nhớ, trẻ thường lưu trữ thông tin trong trí nhớ tạm thời, vì vậy trẻ khiếm thính cần rất nhiều sự trợ giúp trong việc chuyển đổi thông tin từ trí nhớ tạm thời thành trí nhớ lâu dài.

Sau đây là một vài bài tập hoặc trò chơi giúp trẻ ghi nhớ

Những khó khăn mà trẻ khiếm thính thường phải đối mặtMột số phương pháp gợi ý để giải quyết và luyện tậpDiễn giải thêm
Khả năng chú ý và tập trungTạo một không gian yên tĩnh, đảm bảo trẻ không bị chi phối bởi bất cứ thông tin nào khác. Cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ như trò chơi: Xé dán một bức tranh, tìm cách lảm nổ một dây bong bóng. Cho trẻ nghỉ nếu trẻ mệt.Bạn ghi nhận thời gian mà trẻ tập trung chơi cho đến khi kết thúc.Trẻ nhanh chóng hoàn thành trò chơi với thái độ vui vẻ trong vài ngày, bạn cần lưu ý đến việc trẻ sẽ mau nhàm chán vì vậy cần nâng cao yêu cầu trò chơi hoặc thay đổi trò chơi trong vài ngày tiếp theo.

Trẻ tập trung để hoàn thành trò chơi đến mức mệt mỏi. Hãy nghỉ ngay đến việc trò chơi quá khó để đạt kết quả. Vì vậy bạn cần điều chỉnh để hạ thấp yêu cầu hoặc thay đổi trò chơi/ cách chơi phù hợp với khả năng trẻ.
Khả năng đặt số với số lượng tương ứng.Nên cho trẻ sử dụng hình ảnh có đính keo dán/ nhãn dán ( giáo cụ trực quan) trong các trường hợp nàyVí dụ: trẻ đang học số lượng 12, bạn nên cùng trẻ chơi trò chơi đếm các hình ảnh vật dụng trên bảng từ 1 đên12.

Bạn có thể xếp các hình ảnh này thành 3 hàng mỗi hàng có 4 hình ảnh đề trẻ đếm và giúp trẻ phát hiện ra các nhóm số lượng bằng nhau.
không thể tiếp nhận cùng một lúc từ một đến hai ý tưởng tương ứng như số và hình ảnhCung cấp từng bước và hướng trẻ tìm ra sự khác biệt giữa hai số lượng và sự khác nhau của hai chữ số.Ví dụ: Đặt 3 hình cái muỗng và 2 hình cái nĩa sau đó đặt số 3 dưới các hình có số lượng muỗng tương ứng và số 2 dưới các hình có số lượng nĩa tương ứng. Bạn giới thiệu cho trẻ phân biệt sự khác nhau giữa hai số lượng và hai số tương ứng, yêu cầu trẻ thực hành hoặc lặp lại những gì bạn đã nói bằng những câu hỏi : Có mấy cái muỗng và mấy cái nĩa hả con?
khó vận dụng những gì đã học vào thực tế trong cuộc sống.
Có thể sử dụng trò chơi tìm cặp số tương ứng với số lượng hoặc tìm vật dụng thực tế mà trẻ thường sử dụng để thực tập.Sử dụng trò chơi gần như trò chơi Domino tìm các cặp tương ứng 3 với 3 hoặc 2 với 2 điều này giúp trẻ cùng một lúc ghi nhớ hai ý tưởng số lượng tương ứng với số .
Khó ghi nhớ thứ tự của các số trong dãy số.
Có thể cung cấp cho trẻ biết về thứ tự của các con số trong dãy số tự nhiên đồng thời sử dụng ngôn ngữ toán học để đặt câu hỏi với trẻ
Cho trẻ chơi trò chơi tìm số- ví dụ: Trò chơi tìm số trên bảng dưới đây Bạn và trẻ cùng chơi với nhau, bạn có thể đặt câu hỏi:



Tìm cho mẹ số 1 trên bảng hình vuông này nhé? Tìm cho mẹ một số thường đứng kế bên số 1. Tìm cho mẹ con số mà nó có số lượng nhiều hơn số 2. Điều quan trọng là giúp con bạn nhớ những con số nào đã được đặt câu hỏi và đã được tìm ra trên bảng hình vuông ( tính theo thứ tự của dãy số tự nhiên). Nếu con bạn đã lớn bạn có thể sử dụng ngôn ngữ toán học ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn như con số nào nhỏ hơn 6 mà lớn hơn 7 hoặc con số nào mà nằm ở 1 gốc tư của hình tròn…

khó nhận biết về mối quan hệ của một số lượng với các phép tính.

Cho trẻ làm quen với việc tách số lượng hoặc gộp số lượng, chia hai số lượng, gấp đôi số lượng…Bạn có thể vẽ trên giấy và dùng bút màu để biểu diễn việc tách một số lượng hoặc gộp lại để thành số lượng x nào đó trong quá trình làm bạn có thể khuyến khích trẻ nhớ lại cách làm lúc đầu nếu trẻ có vẻ hoài nghi hoặc chưa tự tin.
Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ cùng một lúc diễn biến khác biệt của một số lượngBạn hãy cố gắng mô phỏng cụ thề sự diễn biến khác biệt của một số lượng x nào đó bằng hình vẽ hoặc bằng vật dụng cụ thể.
Kỹ năng tính toán cộng , trừ , nhân, chia của trẻ cần được luyện tập thường xuyên và lồng ghép vào các trò chơi để các kỹ năng này trở nên nhanh nhẹn và phản ứng tự động
Ví dụ chứng minh sự khác biệt và giống nhau của số lượng 12 và 16 thông qua phép toán cộng :
12 = 10 + 2 hoặc 2 + 10
16= 10 + 6 hoặc 2 +10

Bạn có thể tham khảo cùng với giáo viên để tìm ra một số phương pháp hỗ trợ trẻ trong việc ghi nhớ các kỹ năng và ngôn ngữ Toán học để vượt qua những mức độ khó khăn trong việc giải các bài toán ở mức độ cao cấp hơn.

Bài viết có tham khảo tài liệu từ trang web Deaf Child Worldwide ([email protected]) và được thực hiện từ nhóm dịch thuật Sao mộc- khoa Anh Văn trường Đại học UEF cùng với Niềm Tin.

Phát triển kỹ năng Toán học cho trẻ khiếm thính từ 5-11 tuổi

Mọi người đều nghĩ rằng Toán học chỉ liên quan đến việc các con số, cách đếm số và tính toán nhưng ít ai nghĩ rằng ngôn ngữ trong toán học cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng toán học.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và ngôn ngữ trong toán học cần được thực hiện đồng bộ một cách tự nhiên ở mọi lúc, mọi nơi.

Đối với trẻ khiếm thính trước khi muốn cung cấp bất kỳ một thông tin nào cho trẻ cần chú ý đến việc tạo môi trường nghe tốt cho trẻ đó là môi trường yên tĩnh, ánh sáng thích hợp,khoảng cách giữa người nói và người nghe phù hợp, đó là không xa quá 3 mét, máy nghe/ điện tử ốc tai đều phải hoạt động tốt, có môi trường nghe tốt sẽ giúp trẻ nghe rõ, dễ dàng tiếp thu kiến thức chính xác.

Tại sao phải chú ý đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe cho trẻ khiếm thính?

Khi trẻ học bất kỳ ngôn ngữ nào, đều học thông qua việc lắng nghe, có nghĩa là nghe có chủ đích khác với việc nghe ngẫu nhiên, vì vậy việc nghe có chủ đích là kỷ năng mà trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc cần phải luyện tập thường xuyên.

Trẻ không gặp khó khăn trong việc nghe( trẻ nghe được) biết được nhiều thông tin nhờ vào việc nghe một cách ngẫu nhiên, ví dụ : trẻ bất chợt nghe được thông tin nào đó từ ba mẹ, người lớn, bạn bè hoặc từ Tivi…, đây là biểu hiện học một cách ngẫu nhiên của trẻ nghe được.

Đối với trẻ khiếm thính/ trẻ điếc không có cơ hội được tiếp cận thông tin bằng việc nghe một cách ngẫu nhiên,hầu như toàn bộ trẻ khiếm thính và trẻ điếc đều bị mất cơ hội trong việc nghe một cách ngẫu nhiên vì vậy trước khi cung cấp bất kỳ một thông tin nào đó cho trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc , bạn cần chú ý đến việc tạo môi trường nghe tốt để tập cho trẻ có thói quen chú ý lắng nghe thông qua sự hỗ trợ của máy trợ thính hoặc thiết bị cấy ốc tai.

Cung cấp ngôn ngữ toán học cho trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc

Cung cấp ngôn ngữ toán học cho trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc trong bất kỳ tình huống nào có thể, kể cả trong các giờ sinh hoạt hằng ngày : Vào giờ chơi, giờ ăn, giờ vệ sinh cá nhân, lúc đi mua sắm…

Sau đây là bảng gợi ý một số các ngôn ngữ toán học mà bạn có thể cung cấp cho con của bạn

Cung cấp thông tin về các dãy số tự nhiênthứ tự trong dãy số từ 1 đến 10 nhiều hơn, ít hơn, bao nhiêu, đủ, không đủ, không có, trước đó, sau đó, đếm. Khi con bạn lớn dần, bạn có thể dạy thêm số 11 đến 20, thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Làm quen với từ :’’Chục:” ví dụ 1 chục= 10
Những con số và ngôn ngữ điễn đạt so sánh sự vật, con người với số đếm.Nhỏ/lớn, cao/thấp, gần/xa, trẻ/ già,( ít tuổi hơn/ lớn tuối hơn) nhiều/ít. Khi con bạn lớn dần, bạn có thể dạy thêm lớn hơn, cao hơn, cao nhất.
Những con số và ngôn ngữ biểu hiện sự thêm vào và lấy ra/ thay thếNhiều hơn, ít hơn, thêm vào và cộng vào. Tổng cộng là bao nhiêu? Lấy ra là bao nhiêu ? Gộp vào/tách ra, thêm vào bao nhiêu để có số lượng là (1/2…)Bỏ ra bao nhiêu để còn lại là (2/3/…)
Câu hỏi gợi mởBạn( con) đã làm cách đó như thế nào? Bạn( con) đã giải quyết nó như thế nào? Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo đây? Đếm số, phân chia, sắp xếp, so sánh, giống nhau, khác nhau, danh sách, gấp đôi, một nửa hơn. Có bao nhiêu cái ( không đếm được ) Có bao nhiêu cái ( đếm được )
Ngôn ngữ miêu tả sự đo lườngKích thước, to- nhỏ/bé, to hơn, nhỏ, nhỏ hơn, vừa đủ, không đủ, quá nhiều, quá ít, quá nhiều cái
Ngôn ngữ miêu tả độ dàiDài, ngắn, cao ( chiều cao ), cao ( độ cao ), rộng, hẹp, sâu, nông, dày, mỏng, dài hơn, ngắn hơn, cao hơn ( chiều cao), cao hơn ( độ cao ), dài nhất, ngắn nhất, cao nhất, xa.
Ngôn ngữ miêu tả phương hướngPhía trước, phía sau, thẳng, trái- phải.
Ngôn ngữ miêu tả vị tríTrong, ngoài, trên, đằng trước, đằng sau, xung quanh, xuyên qua, gần, kế bên, phía trên, phía dưới, bên trong, bên ngoài.
Ngôn ngữ miêu tả hình dạngTròn, đường cong, lượn sóng, thẳng, dốc, góc, hai bên, nhọn, phẳng.
Ngôn ngữ định dạng hình họcHình tròn, hình vuông, hình tam giác, ngôi sao, hình lập phương, hình nón, hình cầu.
Ngôn ngữ miêu tả thời gianHôm nay, ngày mai, hôm qua, sáng, chiều, đêm, ngày, giờ buổi trưa khi mọi người ăn xế, giờ học, giờ ăn trưa, giờ ăn tối, giờ đi ngủ, các ngày trong tuần, trước, sau, lát nữa, sớm.
Khám phá các mẫu, hình dạng và không gianHình khối: Khối hình vuông, chữ nhật hình tam giác, hình trụ…

Rất nhiều trẻ em có thể học ngôn ngữ toán học thông qua việc “học một cách ngẫu nhiên”, vì vậy nên hỗ trợ trẻ khiếm thính học ngôn ngữ toán học ở giai đoạn sớm nhất có thể (ngay sau khi đã được đeo máy trợ thính). Các hoạt động hàng ngày sẽ là cơ hội tốt nhất để trẻ được trải nghiệm và thực tập sử dụng các từ vựng toán học.

Một số phương pháp tham khảo trong việc giúp con bạn phát triển kỹ năng Toán họcSử dụng cách này như thế nào?
Cung cấp thật nhiều cơ hội cho trẻ được sử dụng ngôn ngữ toán học trong đời sống hằng ngày• Hãy gợi ý cho trẻ quan sát sự khác nhau về các kích cỡ của bát và thìa được dùng trong bữa sáng – Bạn hãy hỏi trẻ chúng lớn hay nhỏ? Hoặc giới thiệu cho trẻ biết sử dụng từ to và nhỏ ( Tô của mẹ thì to còn tô của con thì bé nè) Có bao nhiêu ngũ cốc được đổ vào mỗi bát? • Đếm dĩa và muỗng cho bữa tối. • Đổ nước từ bình vào bốn cốc. • Chia sáu chiếc bánh quy vào hai đĩa. • Gói một món quà sinh nhật của một người bạn – tờ giấy có đủ lớn không? • Thu dọn đồ chơi vào hộp – tất cả chúng có vừa vặn trong hộp không? Nếu không, chúng ta có thể làm gì ? • Nói về thời gian trong ngày – sáng, trưa, chiều hoặc thời gian trước khi ngủ. • Nhìn vào các họa tiết trên một đôi tất khi đem đi giặt- để xem nó hình gì nào? • Nhìn vào cây trong nhà hoặc trong vườn – có bao nhiêu cây cao hơn cây khác ? • Nhìn vào các mặt hàng bạn mua khi đi chợ, chẳng hạn như táo. Bạn sẽ mua bao nhiêu trái ? Chúng nặng bao nhiêu? Bạn sẽ mua gói lớn hay gói nhỏ?
Sử dụng các câu hỏi mở thay vì sử dụng các câu hỏi trả lời đúng/sai – điều này sẽ khuyến khích trẻ tự giải quyết các vấn đề của trẻ hoặc tìm ra nguyên nhân và giúp trẻ tư duy sáng tạo liên tưởng về toán học. Nó sẽ giúp con bạn phát triển khả năng giải quyết các vấn để, nguyên nhân và tư duy sáng tạo trong toán học.Thay vì hỏi, “Chúng ta có đủ nước trong bình để tưới cây không?” mà hãy nên hỏi, “Chúng ta cần bao nhiêu nước để tưới cây?”, “Chúng ta nên sử dụng cái bình nào ?” và ” Tại sao bạn( con) chọn cái bình đó ?”
Nhìn vào các con số xung quanh nhà và khi đi ra ngoài. Khuyến khích con bạn nhìn vào các con số hiển thị trên các vật dụng xung quanh nhà và ở bên ngoàiNói về ý nghĩa của những con số. Ví dụ: • Con số trên thiết bị điều khiển từ xa, • Con số ở trước cửa, • Con số trên lò vi sóng và đồng hồ hẹn giờ, • Số trang trong sách, • Số trên bộ tản nhiệt.

Bạn cũng có thể tạo một biểu đồ hoặc trang trí số trên tường nhà để giúp trẻ biết được thứ tự của dãy số tự nhiên. Hầu hết các hoạt động dành cho trẻ ở những năm đầu đời cũng sẽ luôn phù hợp cho cả trẻ khiếm thính.Bạn có thể dùng nhiều hoạt động đa dạng để chơi và nói chuyện với trẻ hoặc lặp đi, lặp lại một từ nhiều lần cho đến khi con bạn hoàn toàn hiểu hoặc con bạn cảm thấy đủ tự tin để sử dụng từ đó.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dịch thuật Sao mộc ( khoa Anh) trường Đại học kinh tế Tài chính UEF. Tài liệu được tham khảo từ nguồn https://www.ndcs.org.uk/deaf-child-worldwide.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính từ 0 đến 24 tháng.

Bài viết mong muốn gửi đến các bậc phụ huynh với nội dung liệt kê từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ ( nói chung).

Cần chú ý đến những đặc điểm tâm lý chung của trẻ qua từng giai đoạn để từ đó giúp phụ huynh có thể thực hiện một số các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Bảng tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh cần lưu ý mỗi trẻ đều khác nhau, kể cả quá trình phát triển ngôn ngữ cũng khác nhau, vì vậy cần dựa vào những gì đã đạt được để tiếp tục phát triển và mở rộng thêm vốn từ vựng cho trẻ.

Trong giai đoạn này trẻ không cần sử dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt cụ thể nào cả, chỉ cần sử dụng phương pháp giao tiếp một cách tự nhiên, chơi và nói chuyện với trẻ, nắm bắt ý tưởng và đáp ứng những nổ lực giao tiếp của trẻ, trong những tình huống như vậy sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên.

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ từ 0 đến 3 thángHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1.Thích nhìn vào mặt của người thân, đặc biệt là gương mặt của mẹ.
2. Đôi lúc bắt chước gương mặt mẹ như nhíu mày, chúm môi.
3 Phát ra những âm như/ư ư ư/ hoặc /gơ gư / ê a/
4.Biết lắng nghe, đặc biệt biết quay đầu hướng theo tiếng gọi của mẹ hoặc người thân.
5. Nếu giật mình khóc, nhưng nghe giọng của mẹ, vỗ về thì nín khóc.
1.Bế trẻ trên tay, mặt đối mặt nói chuyện với trẻ, với gương mặt biểu cảm hạnh phúc, buồn, vui, cười. 2. Giả vờ đủ kiểu khóc với những âm điệu khác nhau.
3.Nhại lại các âm mà trẻ phát ra kết hợp với các câu từ: Vi dụ: Bé : Gu Gu, a, a Mẹ: Gu Gu, a,a. sao vậy con? Con đói bụng rồi, bú bú thôi mà. 4.Sử dụng những âm của trẻ tạo ra những giai điệu vui nhộn.
5. Hát cho trẻ nghe bằng những lời nhạc êm dịu (hát ru).
Luôn dành thời gian nói chuyện với trẻ trong tất cả các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày. Hát hoặc hát ru cho trẻ, trẻ rất thích được nghe mẹ hoặc ai đó hát ru cho ngủ.
Nên cố gắng thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào (dù bé đã có máy hoặc chưa có máy trợ thính).

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 6 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ 6 thángHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1.Bắt đầu xâu chuỗi những âm thanh lại với nhau, chuẩn bị cho các mẫu lời nói bập bẹ. Vi dụ như: /aa, e,uuu, eee/


2. Bắt đầu sử dụng lời nói có mục đích, như la hét/ khóc lớn để mọi người chú ý đến. Vi dụ: Sẽ khóc to khi phát hiện không có mẹ bên cạnh.


3.Biết lắng nghe những âm thanh quen thuộc và biết dự đoán chuyện sắp xảy ra Vi dụ: Vươn người lên, khi nghe giọng nói của mẹ phát ra ở ngoài cửa, vì biết mẹ sẽ vào phòng để bế trẻ. 4.Biết chơi với đồ vật, nhưng cách chơi là thường: dùng tay đập, lắc, ngậm trong mồm/miệng hoặc ném đi. 5. Biết thể hiện cảm xúc bằng gương mặt. Vi dụ: cười lớn khi thích, nhăn mặt chu miệng khi không thich điều gì. 6. Biết tên gọi của mình và bắt đầu phồng miệng để nói:” Không:” 7.Biết tham gia chơi trò chơi với ba mẹ, bạn hoặc người khác.


1.Nhại lại những chuỗi âm mà bé phát ra, sau đó cung cấp thành cụm từ có ý nghĩa: Vi dụ: Bé phát âm: /aa, e, uuu, eee/ Mẹ nói :/aa,e,uuu,eee/ Ah, Mẹ đây. 2.Nếu bé khóc to với mục đích để tìm mẹ hoặc gây chú ý với mọi người, mẹ có thể cung cấp từ thể hiện cảm xúc trong tình huống này. Vi dụ: Bé khóc to tìm mẹ. Mẹ: Ah Mẹ đây! Con sợ hả, con sợ mẹ ơi, (vỗ về, mẹ biết rồi con sợ).
Nên tập cho bé có thói quen thay phiên nhau trong khi nói và trong khi chơi. Tham gia chơi cùng với bé, nhưng ba mẹ nên cố gắng nói về những gì mà bé đang quan tâm. Ví dụ: Bé đang chơi với 1 cái hộp, bé dùng tay đập cái hộp Mẹ: Cái hộp này cứng quá! Có gì trong cái hộp nhỉ?



Cho trẻ chơi với sách, có thể trong giai đoạn này trẻ sẽ ngậm sách, ném sách đi, nhưng đừng vội thất vọng, hãy để cho trẻ khám phá sách, vì đây là giai đoạn tốt nhất để giúp trẻ hình thành mối quan tâm về sách.
Ba mẹ có thể sử dụng đồ chơi là chiếc tàu hỏa, con heo nhỏ bằng nhựa… Cách chơi: Dùng tay kéo chiếc tàu hỏa nhỏ chạy 1 vòng tròn phía trước mặt trẻ, ngay tầm nhìn của trẻ. Ba mẹ vừa kéo vừa bắt chước tiếng tàu hỏa và nói: Ôi tàu hỏa chạy nha! Xịt xịt xịt. Đến trạm rồi Tu tu tu! cố gắng cho bé quan sát thấy miệng của bạn trong lúc nói, để bé có thể bắt chước cách phát âm /xịt/ xịt/ và /tu tu tu/. Nên nhớ rằng không ép trẻ phát âm hoặc dạy trẻ nói từ Xịt và Tu Tu.
Tạo nhiều cơ hội để bé tiếp cận và phát triển kỹ năng giao tiếp. Vi dụ cho bé ngồi trên xích đu
Khi Mẹ đẩy bé ra xa mẹ nói : Tạm biệt, lúc mẹ kéo Bé gần mẹ nói: Xin chào.
Trò chơi mà Bé thích nhất trong giai đoạn này là được chơi Ú Òa cùng mẹ và được mẹ cù lét để tạo ra tiếng cười.



Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 9 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ 9 thángHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1.Bé biết chỉ vào đồ vật, đôi lúc bé cố ý sử dụng cách này để giao tiếp với mọi người xung quanh. 2.Hiểu được từ và những cụm từ thân quen như: Ba mẹ, bình sữa, đi nào, ngủ thôi, ẹ về rồi, đi chơi nha, Mum mum nha, sữa đâu rồi… 3.Phát ra những âm mới hơn, có thể rõ hơn bằng cách biết kết hợp các âm lại với nhau ví dụ như: Bum bum hoặc mama. Các âm mà bé phát ra gần như để chuẩn bị cho việc phát ra lời nói: Vi dụ như để gọi Mẹ/Má/, bé bắt đầu phát âm Mama trước hoặc để chuẩn bị nói Ba, thì bé thường phát ra các âm /bum/ hoặc/ bam/. 4.Thường dùng cử chỉ điệu bộ đế giao tiếp. 5.Biết chia sẻ sự chú ý đến người khác ví dụ như bé thích một món đồ chơi nào đó, biết kéo tay mẹ và chỉ vào đồ chơi mà trẻ thích hoặc đưa cho mẹ xem đồ chơi mà trẻ đang chơi. 6. Thường thích chơi trò chơi: Mở -Đóng nắp hộp, bỏ vào lấy ra, chồng đồ vật lên cao, di chuyển đồ chơi như kéo đi, chất từng đống đồ chơi. 7. Biết lắng nghe nhạc, hoặc thích nghe ai đó đọc thơ. 8.Biết xem chương trình Tivi dành cho trẻ em, nhưng rất thích có ai ngồi xem cùng. 9. Biết đi tìm kiếm nơi phát ra nguồn âm thanh lạ.1.Sử dụng những từ và cụm từ đơn giản và lặp đi lặp lại để giúp trẻ hiểu. 2.Nói hoặc dùng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với lời nói, cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói để biểu hiện những suy nghĩ, ý tưởng mà bạn đang cùng quan tâm với bé. Ví dụ: Bé đang nhìn gấu bông, tỏ vẻ thích gấu bông. Mẹ: Gấu bông đẹp quá ta, con thích à. Có thể dùng cử chỉ điệu bộ hoặc ngôn ngữ dấu +lời nói để giao tiếp với trẻ (trong trường hợp chưa có máy trợ thính).
Tận dụng cơ hội trong sinh hoạt hằng ngày, giờ ăn, giờ tắm để nói chuyện, giúp bé hiểu ý tưởng của mẹ nhiều hơn đồng thời phát triển số vốn từ cho bé.
Bắt đầu sử dụng các từ biểu hiện cảm xúc với các tình huống thực tế. Ví dụ: Ba vui kìa! Mẹ buồn!




Cho bé xem các loại sách có hình ảnh to, vui nhộn, nhiều màu sắc, các loại sách như thế luôn gây sự thích thú cho trẻ trong độ tuổi này.
Cùng trẻ xem các chương trình truyền hình dành cho trẻ em, nói hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với lời nói để giúp bé hiểu về những gì đang diễn ra trong chương trình. Chơi trò chơi đi tìm đồ vật, có thể dấu một món đồ chơi nào đó của bé, dưới gối, nệm, rồi yêu cầu bé tìm.
Đồ chơi cho trẻ trong giai đoạn này, không cần phải là những món đồ chơi đắt tiền, có thể là các loại vòng để trẻ có thể xâu lại với nhau, các loại hộp để trẻ có thể xếp chồng lên nhau hoặc chất đống lại với nhau, có thể sử dụng các vật dụng quen thuộc với trẻ như muỗng/thìa (cần lưu ý đến độ an toàn của vật dụng, trước khi cho bé chơi).
Tiếp tục duy trì việc hát và múa cho bé xem hoặc đọc những bài thơ ngắn dành cho trẻ em, kết hợp với việc diễn đạt những hành động miêu tả nội dung bài thơ cho bé nghe. Nếu bé có những biểu hiện bắt chước hành động theo ba mẹ, thì nên có sự thay phiên nhau giữa ba mẹ và bé.

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 12 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1. Đã biết di chuyển- Một số trẻ đã biết đi trong giai đoạn này, số khác thì bò rất vững, nhanh nhẹn chui qua bàn ghế, hoặc bất cứ đồ vật gì. Vì vậy trong độ tuổi này, người lớn không thể nào bắt trẻ phải ngồi yên lặng tại một nơi nào đó. 2.Khi trẻ lên 1 tuổi, trẻ đã biết nói từng từ một, biết sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp, nhưng đôi khi chỉ có người nào gần gũi với trẻ mới hiểu được ý nghĩa mà trẻ muốn nói. 3.Biết làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn, như biết chỉ vào tai, mắt, mũi, nếu mẹ yêu cầu. Biết bắt chước một số thói quen đơn giản của người thân. 4. Biết chơi trò chơi đóng vai, thường chơi với búp bê hoặc gấu bông, nhưng ở mức độ đơn giản, và thông thường chỉ lặp lại thói quen trong sinh hoạt hằng ngày. Vi dụ như giả vờ lau mặt cho búp bê, cho ăn và thậm chí mang theo búp bê lên giường để ngủ chung

1.Luôn đáp lại những nổ lực giao tiếp của bé bằng cách lặp lại những từ mà trẻ nói, rồi lại mở rộng thêm từ cho trẻ. Ví dụ như: Bé: Chỉ vào xe gắn máy và nói Mẹ đi! (ý muốn kêu mẹ lấy xe chở đi chơi). Mẹ cười: Mẹ đi! Ừm Mẹ chở con đi chơi nha (mẹ cũng có thể cười và nói kết hợp với ra dấu cho bé hiểu). 2.Tiếp tục giới thiệu những từ mới gần gũi với trẻ trong sinh hoạt hằng ngày và trong đời sống. Vi dụ: Mẹ có thể giới thiệu thêm cho trẻ về cái ca, mặc dù từ trước đến giờ mẹ cho bé uống nước bằng cái ly. Mẹ có thể chỉ cho bé xem sấm sét khi có trời mua, mặc dù trước đó bé chỉ biết xem mưa mà thôi. 3.Tiếp tục sử dụng các từ thể hiện cảm xúc, nhưng mở rộng thêm. Vi dụ: Có thể mở rộng thêm: Hôm nay ba vui quá nha! (thay vì lúc trước chỉ nói ba vui kìa). 4. Hướng dẫn trẻ nhập vai chi tiết hơn trong trò chơi đóng vai. Vi dụ: Hướng dẫn trẻ giả vờ ru búp bê ngủ, khi bé mang búp bê lên ngủ chung. 5. Hãy luôn là bạn của trẻ, đừng biến bạn trở thành là Giám đốc, luôn ra lệnh và ép trẻ nói.1. Luôn tranh thủ thời gian để nói chuyện với trẻ trong mọi tình huống, kể cả những lúc mà bạn có cảm giác như là trẻ không nghe và không chú ý.Vi dụ : Ba/Mẹ thông báo: Đến giờ ăn rồi ! trong lúc bé còn đang mãi chơi với búp bê, trong tình huống này Ba /mẹ vẫn kiên trì nói lời thông báo, có thể đến gần, đối diện với trẻ để nhắc lại lời thông báo,không nên im lặng đến lấy búp bê của trẻ, rồi đưa trẻ vào phòng ăn. 2. Bắt đầu tăng cường trò chơi đóng vai với trẻ, nhưng yêu cầu trẻ nhập vai với những hoạt động chi tiết hơn như: nấu cơm cho búp bê ăn, khám bệnh và cho Gấu bông uống thuốc. 3.Chơi trò chơi Chiếc hộp/túi thần kỳ, bỏ một vài vật/ đồ dùng vào hộp, rồi yêu cầu trẻ mở nắp hộp và tìm chúng. 4.Cùng trẻ xem tranh trong sách trẻ, nhưng yêu cầu trẻ cho Búp bê hoặc Gấu bông ngồi bên cạnh trẻ, rồi bạn sẽ thấy trẻ sẽ đọc sách cho Búp bê và Gấu bông vào một lúc nào đó. 5. Tiếp tục cùng xem chương trình dành cho Trẻ em trên truyền cùng với trẻ và cùng nói hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu + lời nói để chia sẻ ý tưởng lẫn nhau, miêu tả hoặc giải thích về nội dung mà bạn và trẻ đang xem.

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 18 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính.
1.Biết dùng tay chỉ vào sách và hình mà trẻ thích, đi chập chững hoặc đã đi vững rồi. 2.Biết bắt chước theo người lớn. 3.Dùng được rất nhiều từ và cụm từ để giao tiếp với người khác. 4.Biết bắt chước một vài hoạt động của người lớn như nhón chân để bỏ áo quần vào máy giặt.
1.Lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ có cơ hội được nghe từ câu nhiều hơn. 2. Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu + lời nói hoặc nói với trẻ về những gì trẻ đang làm và đang quan tâm. 3.Tiếp tục lặp lại những từ của trẻ nhưng chú ý mở rộng thêm câu nói, để duy trì được cuộc hội thoại với trẻ. Đật câu hỏi để gợi ý trẻ đưa ra nhận xét hoặc giúp trẻ đưa ra nhận xét Vi dụ Nếu bỏ thêm đường vào ly nước cam thì nước cam sẽ có vị gì? Nếu Gấu bông bị sốt thì nên làm gì? 4.Đặt câu hỏi mang tính chọn lựa để trẻ có thể biết thêm từ mới hoặc nhớ lại từ đã biết. Vi dụ: Mẹ đưa bánh mì với bánh kem và hỏi trẻ: Con muốn ăn bánh mì hay bánh kem nào?1.Cho trẻ xem một quyển sách do bạn làm cho trẻ, đặc biệt sách có những hình ảnh gia đình của trẻ, những người mà trẻ yêu mến hoặc có những con vật, đồ chơi và hoạt động nào mà trẻ ưa thích nhất. Bạn có thể làm trên ipad, Smartphone… để trẻ và bạn cùng xem. 2. Đọc sách cho trẻ nghe, nhưng chọn những quyển sách mà trẻ đã nghe qua rồi, để từng bước gợi ý cho trẻ kể lại một vài đoạn trong sách. Bạn có thể gợi ý cho trẻ kể lại bằng cách giả vờ bỏ qua một vài trang sách để trẻ tự phát hiện và nói cho bạn biết. Bạn cũng có thể ngắt ngang câu chuyện bằng cách đóng sách lại… để trẻ tự nguyện tìm và đọc lại cho bạn. Trẻ rất thích nghe đi, nghe lại một câu chuyện mà trẻ quan tâm nhất, bạn có thể cho trẻ được tự chọn sách mà trẻ thích trên kệ đựng sách của trẻ.Đôi khí bạn cho trẻ chọn loại sách mà trẻ thường xuyên đọc với loại sách mà trẻ không quan tâm Vi du bạn đưa ra hai loại sách truyện dành cho người lớn và sách truyện dành cho trẻ để trẻ tự chọn, điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy như được làm người lớn. Chơi trò chơi đóng vai nhưng đôi khi lồng ghép với trò chơi giả vờ nói chuyện thông qua điện thoại. Cho trẻ xem Tivi truyền hình, nhưng hãy xem cùng trẻ và cùng nói và thảo luận với nhau về những gì mà trẻ đang quan tâm khi đang xem, đừng để trẻ xem Tivi khi không có ai bên cạnh.


Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 24 tháng (2 tuổi).

Đặc điểm tâm lý chung của trẻHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính.
1.Trẻ lên 2 tuổi biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp (có thể dùng cả hai ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ dấu kết hợp với âm giọng hoặc từ), cho dù biết dùng cả hai ngôn ngữ, nhưng trẻ thích đặt tên cho mọi thứ theo ý riêng của trẻ Vi dụ: Con chó, trẻ sẽ không kêu Chó mà gọi là gâu gâu theo ý của trẻ.Ngoài ra trẻ biết trả lời câu hỏi đơn giản, biết yêu cầu sự giúp đỡ, biết đòi hỏi và còn biết nhiều thứ khác nữa, như biết bắt chước lời nói của người lớn hoặc hành động của người lớn. 2.Biết tạo ra những cụm từ hoặc câu, biết kết hợp sử dụng cử chỉ điệu bộ với lời nói để miêu tả việc gì đó. 3.Khả năng tiếp thu từ vựng và câu rất nhanh. Từ vựng của trẻ trong độ tuổi này rất đa dạng bao gồm động từ, danh từ và một số tính từ để miêu tả và để giải thích cảm giác của trẻ cho mọi người biết. 4. Trẻ tham gia chơi trò chơi đóng vai với mức độ chi tiết hơn. Vi dụ : Khi trẻ còn nhỏ, trẻ chơi đóng vai làm người lái xe, thì chỉ cần 1 chiếc ghế ngồi, rồi dùng tay huơ huơ giả vờ làm tay lái, nhưng trong độ tuổi này, trẻ biết đi tìm cái vòng nhỏ để làm tay lái (vô- lăng), thậm chí đặt thêm 1 cái ghế bên cạnh, rồi đặt tiếp hai cái ghế phía sau để giống như 1 chiếc xe thật.
1.Tập trung lắng nghe những gì con bạn nói với bạn, để kịp thời đáp ứng và phản hồi với con trẻ, đặc biệt trong thời gian này bạn nên chú ý lắng nghe trẻ nói gì, đừng tập trung quá nhiều vào việc con bạn nói như thế nào, đừng luôn chỉnh sửa cách phát âm của trẻ và cách giao tiếp của trẻ,điều này chỉ khiến trẻ nản lòng và không thích giao tiếp, vì khi trẻ lên 2 tuổi thường sử dụng câu sai cú pháp và cách phát âm chưa rõ,thay vì dành thời gian sửa sai cho trẻ, thì nên cung cấp những mẫu câu đúng cho trẻ trong tình huống tự nhiên.Vi dụ Bé nói: Mẹ! Cơm ăn. Mẹ nói: Ồ! mẹ cho con ăn cơm nha, con đói bụng rồi à.
Không nên làm điều này Bé nói: Mẹ! Cơm ăn. Mẹ nói: Cái gì? Con phải nói là mẹ cho con ăn cơm chứ! Nói lại cho đúng nào (nếu bị chỉnh sửa mãi như thế, bé sẽ cảm thấy nản lòng và không thích giao tiếp với mẹ nữa).
Cố gắng dành thời gian giao tiếp với trẻ và sử dụng đa dang từ và câu khi giao tiếp.
Tiếp tục sử dụng việc lặp lại những từ, câu hoặc cấu trúc câu chưa chuẩn của trẻ nói, sau đó cung cấp mẫu câu đúng cho trẻ ngay trong tình huống hiện tại.

Dành thời gian đọc sách cho trẻ nghe, đặc biệt cho trẻ xem những hình ảnh của gia đình trong sự kiện đặc biệt nào đó, bạn và trẻ cùng ôn lại những kỹ niệm vể sự kiện đó thông qua việc hội thoại, điều này giúp phát triển khả năng ghi nhớ và tường thuật của trẻ.Đây cũng là cơ hội giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp thông qua buổi hội thoại giữa bạn và con trẻ.
Chơi trò chơi tìm vật, do trẻ đã lớn hơn, nên cho trẻ tìm cùng một lúc với 2 đồ vật. Trò chơi này có thể thực hiện trong nhà hoặc khi đi Siệu thị hoặc chơi ngoài trời. Những trò chơi như thế này giúp trẻ nhớ lại ngôn ngữ mà việc này sẽ giúp trẻ rất nhiều khi trẻ bắt đầu đi học.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dich thuật Sao Mộc ( Sinh viên khoa Anh trường Đại học Kinh Tế UEF), Tài liệu được tham khảo theo nguồn www.ndcs.org.uk

Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD được viết tắt bởi các chữ tiếng Anh:

Attention Deficit : Thiếu Chú Ý

Hyperactivity Disorder : Rối loạn tăng động

Trẻ ADHD có những biểu hiện gì?

Là trẻ luôn có hành vi không tập trung, hiếu động, bốc đồng, một số trẻ hội tụ đủ 3 hành vi : Không tập trung, hiếu động, bốc đồng.

Có một số trẻ có xu hướng chủ yếu là hiếu động và bốc đồng, trong khi những trẻ khác lại chỉ có những biểu hiện không tập trung.

Các dấu hiệu khác : Có biểu hiện thường tập trung rất lâu vào công việc hay 1 hoạt động nào đó, lưu ý rằng công việc và hoạt động đó,phải là công việc và hoạt động mà trẻ thích, nhưng nếu công việc và hoạt động đó mà trẻ không thích, thì điều này trở thành 1 vấn đề khó khăn đối với trẻ.

Nguồn gốc nghiên cứu về trẻ ADHD : Trẻ ADHD được nghiên cứu ghi nhận lần và được xác định bởi Giáo sư George Frederick Still,trong thời gian trên 100 năm, ông được mệnh danh là cha đẻ của khoa nhi tại nước Luân Đôn.

Ông là một giáo sư đâu tiên trong nước, đã đưa ra những vấn đề về các trẻ em có những biểu hiện gặp khó khăn trong việc tập trung, có tính khí dễ gây hấn,thách thức, chống lại kỷ luật,nhưng lại có trí thông minh bình thường.

Trong những năm kế tiếp, khoa học đã từng bước đưa ra những định nghĩa về tên gọi nhằm điều chỉnh và gia tăng sự hiểu biết của cộng đồng về đối tượng trẻ này.

Nhận diện về trẻ ADHD :

1.Không chú ý, khó tập trung vào công việc, hoặc không có khả năng tổ chức.

2. Triệu chứng thứ hai: Luôn tăng động

3. Triệu chứng thứ 3: Dễ gây hấn.

ADHD là một dạng khuyết tật khởi đầu trong giai đoạn thơ ấu,đặc biệt hậu quả của loại khuyết tật này là mãn tính và lan tỏa những khó khăn trong suốt quá trình đi học, như là kỹ năng xã hội và kỹ năng thích ứng, cùng với các hoạt động hằng ngày(Theo định nghĩa của Goldstein & Ellison 2002, p. 90 ).

Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện rõ rệt, tại thời điểm đi học, gặp khó khăn trong học tập,khó thích ứng với những qui định trong trường, kết quả học tập hoặc hành vi ứng xử luôn là mối lo âu của các bậc cha mẹ và giáo viên.

Có hai vấn đề thường xảy ra với trẻ ADHD khiến các bậc phụ huynh và giáo viên luôn lo âu về trẻ.

1. Hành vi : Tăng động/ bốc đồng

2.Nhận thức: Sự mất tập trung làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Đặc biệt là hai vấn đề này luôn được đan chéo với nhau.

*Mất tập trung là đặc điểm của trẻ:

1.trẻ thường không chú ý đến chi tiết, luôn mắc lỗi bất cẩn khi đi học, thường làm mất bút,vở,đồ dùng học tập.

2.Không lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

3.Tránh các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nổ lực.các hoạt động mang tính tổ chức,sắp xếp.

4.Không có khả năng bắt đầu/ khởi động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5.Có thể khó ngủ, do có nhiều suy nghĩ vào ban đêm.

*Hành vi tăng động/ bốc đồng của trẻ luôn làm mọi người cảm thấy lo lắng, phụ huynh thường than phiền rằng:” Không thấy ở yên chút nào, lăng xăng mãi”

1.Luôn di chuyển, bồn chồn, luôn ngồi dậy, không tự kiểm soát được bản thân.

2.Nói chuyện thường xuyên, gặp khó khăn trong việc phản ứng để giải quyết bất kỳ một vấn đề hoặc 1 tình huống nào đó bất ngờ.

3.Có những hành vi như vặn vẹo tay/ chân, rời khỏi chỗ ngồi, leo trèo vào các thời điểm không thích hợp, điều này làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.

4.Trả lời câu hỏi, trước khi người hỏi kết thúc, không biết chờ đợi đến phiên hoặc lượt mình nói trong các cuộc hội thoại.

5.Khó duy trì các trò chơi tĩnh (xâu hạt), luôn phá vở , thời gian yên tĩnh hoặc làm gián đoạn các hoạt động của người khác

*Hai vấn đề nêu trên dẫn đến những hậu quả như sau:

Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và trình độ học vấn, nói cách khác là làm chậm đi khả năng nhận thức của trẻ.

Đặc biệt ở tuổi trưởng thành, người có di chứng ADHD thường chịu nhiều ảnh hưởng như có biểu hiện vô tổ chức gây trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm, dễ phá vở các mối quan hệ chung quanh và thường đưa ra những quyết định bốc đồng.

Với các khí chất đặc trưng trẻ ADHD luôn gặp khó khăn trong môi trường kỷ luật, cứng nhắc với thời gian, sự tự chủ ngày càng tăng, trở thành người hướng ngoại, có khuynh hướng hoạt động nhiều hơn là ngồi im lặng nghiên cứu .

Tuy nhiên trẻ lại sở hữu một khí chất, được xem có giá trị đó là khí chất: kiên cường và tự phát nếu hoạt động đó là sở thích của trẻ.

Bài viết có tham khảo tài liệu từ khóa họchttps://freecourses.derby.ac.uk.

Niềm Tin

Làm cách nào để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp với trẻ khiếm thính?

Giới thiệu

Dù cho ba mẹ có chọn bất kỳ ngôn ngữ nào để giao tiếp với trẻ, có rất nhiều phương pháp đơn giản mà ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và học ngôn ngữ, đó là chọn những cơ hội thực tế gần gũi với trẻ trong các hoạt động thường ngày vi dụ như: Nói chuyện với trẻ trong giờ tắm cho trẻ, nói chuyện với trẻ trong giờ thay quần áo cho trẻ…

Có một số phụ huynh đã có những cảm giác như bị áp lực, lo âu và chán nản khi nghĩ đến tương lai của con, nên cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với con, nhiều phụ huynh đã tự hỏi: Phải mất bao lâu thì con tôi mới nói được?Tất cả việc này đều phụ thuộc ở phụ huynh, nếu phụ huynh nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý,chấp nhận sự thật dành nhiều thời gian cho con trẻ, thì khả năng phục hồi ngôn ngữ của trẻ sẽ là món quà vô giá cho phụ huynh.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng giao tiếp bằng mắt

Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, hành động đều là một phần khởi đầu trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Tất cả người lớn trong gia đình, dù trong gia đình trẻ nghe được hoặc gia đình có trẻ bị khiếm thính, họ đều có sử dụng một phần nào đó về cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi giao tiếp với trẻ. Điều này giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với ngôn ngữ. Tại sao?

Vì nét mặt, cử chỉ , điệu bộ giúp thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ có cơ hội được đối mặt với bạn, quan sát rõ khuôn mặt và môi của bạn, hình thành kỹ năng giao tiếp bằng mắt, chuẩn bị cho việc phát ra các âm bập bẹ, vì vậy khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là trẻ khiếm thính,bạn cần nên chú ý đến cường độ ánh sáng, không nên quay lưng lại với cửa sổ trong khi giao tiếp với trẻ, làm cho trẻ khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.

Bạn có thể hát và múa cho trẻ nghe , đây là hoạt động rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ vì nó gây được sự chú ý cho trẻ và mang tính vui nhộn.

Quan sát và chờ đợi:

Quan sát theo dõi để nắm bắt ý tưởng của trẻ, thật sự giúp chúng ta hiểu rằng trẻ đang mong muốn thể hiện điều gì trong khi giao tiếp.

Ngoài việc giúp chúng ta hiểu trẻ đang mong muốn điều gì, còn giúp chúng ta biết được trẻ thích thú cái gì, quan tâm việc gì, điều gì nhất và đang mong muốn để được đáp ứng điều đó.

Việc quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ sẽ giúp cho con bạn và bạn có được một tâm thế chuẩn bị khởi đầu cho việc hội thoại và tương tác với nhau, được diễn ra một cách tự nhiên.

Trẻ khiếm thính cần có khoảng thời gian lặng yên để cả hai bên cùng chờ đợi và nắm bắt ý tưởng lẫn nhau trước khi diễn ra buổi hội thoại, trong khi đối với trẻ nghe được thì rất hiếm khi có khoảng thời gian lặng yên này.Khoảng thời gian quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ khiếm thính, có thể là 1 khoảng thời gian im lặng khá dài, đôi lúc làm cho ba mẹ phải sốt ruột, chán nản và mệt mỏi, nhưng chúng ta cần phải cố gắng kiên trì, có thể gây chú ý cho trẻ bằng cách thử ngồi đối diện với trẻ cùng với món đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích. Nếu trẻ cần thêm thời gian cho việc kết nối -giao tiếp để diễn ra buổi hội thoại, thì hãy kiên trì và hào phóng cho trẻ thêm thời gian.

Khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với ba mẹ, cũng chính là lúc trẻ học được kỹ năng biết thay phiên nhau trong khi nói chuyện và hội thoại với người khác.

Nếu trẻ đã bắt đầu kết nối được với ba mẹ, nhiệm vụ của ba mẹ là phản hồi/ đáp ứng ngay với trẻ, sự đáp ứng hay phản hồi trong khoảng thời gian này được xem như là một thông điệp thông báo cho trẻ biết rằng: Bạn cũng đang rất thích thú những gì trẻ đang quan tâm, mặt khác sự phản hồi của bạn cũng được xem như là lời thông báo cho trẻ biết rằng bạn đang quan tâm, chú ý và tôn trọng những nỗ lực phản hồi trong giao tiếp của trẻ.

Việc ba mẹ phản hồi lại với trẻ có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn giản khác nhau:

  • Bạn biểu lộ sự vui sướng qua khuôn mặt với một nụ cười rạng rỡ/ sảng khoái.
  • Bạn giơ tay vẫy vẫy tỏ vẻ vui sướng.
  • Bạn giơ ngón tay cái biểu hiện lời khen:” con giỏi quá:”
  • Bạn sử dụng giọng nói với âm giọng hơi cao để lộ vẻ thán phục:” Ôi! Hay quá:”
  • Bạn trả lời câu hỏi của con hoặc giúp con làm việc gì đó, với 1 thái độ nhiệt tình.

Sau khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với bạn, cuộc hội thoại tất nhiên sẽ được diễn ra, bạn lại tiếp tục phản hồi và đáp ứng. Lưu ý rằng việc phản hồi đáp ứng trong lúc này, không phải chỉ im lặng làm theo những gì trẻ yêu cầu hoặc chỉ trả lời câu hỏi của trẻ ( nếu có) mà bạn có thể phải nói những gì mà trẻ đang làm hoặc giải thích cho trẻ biết về những cảm giác, những suy nghĩ của bạn về những ý tưởng của trẻ.

Bạn cũng có thể nhại lại giọng nói bập bẹ của trẻ, những âm giọng mà trong quá trình giao tiếp trẻ đã phát ra, hoặc sao chép hành động biểu cảm, lời nói của trẻ để tiếp tục mở rộng thêm vốn câu từ cho trẻ.

Ví dụ:

Trẻ: Trẻ đang cố gắng dùng tay xoay nắp hộp, với mong muốn được mở nắp hộp, lại vừa lắc đầu và phát ra âm / chắt, chắt/

Mẹ quan sát nhìn thấy và nói: Con muốn mở hộp à! Mẹ nhại lại âm của trẻ /chắt, chắt…/ Sao mà khó quá vậy!

Trong tình huống trên mẹ đã giúp mở rộng thêm vốn từ vựng cho trẻ bằng câu nói rất tự nhiên/con muốn mở nắp hộp à / Sao mà khó quá vậy!

Cần ghi nhớ rằng:” Trẻ chỉ thích giao tiếp với bạn, khi mà bạn đang nói về những gì mà trẻ đang quan tâm và thích thú. Đừng bao giờ hướng trẻ nói về những gì mà chính bạn đang quan tâm và thích thú.

Để có được nhiều những buổi nói chuyện với trẻ đầy thú vị, bạn cần quan tâm đến những tình cảm và cảm xúc của trẻ.

Tình cảm và cảm xúc:

Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi đã thể hiện rất rõ tình cảm của mình với ba mẹ và cũng rất nhạy cảm với những tình cảm của ba mẹ dành cho trẻ. Trong thời gian này, ba mẹ nên giúp trẻ làm quen với các từ vựng thể hiện tình trạng cảm xúc như: Ôi chao! Con của mẹ buồn rồi hoặc Ôi con ăn hết rồi à, mẹ vui quá đi.

Biết thể hiện cảm xúc của mình, kết hợp với việc dùng các từ ngữ diễn tả tâm trạng của mình là nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ trong tương lai, nó còn giúp cho trẻ hiểu được cảm xúc của người khác và hình thành những mối quan hệ tích cực trong xã hội về sau.

Thông thường mọi người thường có chung một suy nghĩ, trò chơi không mang lại ích lợi gì cả, thật ra chính trò chơi mang lại cho trẻ những kỹ năng phát triển cảm xúc, nhận thức, kể cả ngôn ngữ.

Trò chơi đóng vai

Trò chơi tưởng tượng hay trò chơi đóng vai, tất cả những trò chơi đều mang đến cho trẻ những cơ hội để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, vì trò chơi luôn mang đến cho trẻ sự vui tươi, mà trẻ học được nhiều câu, từ và phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, khi mà trẻ ở trong tâm trạng vui tươi và hạnh phúc.

Trò chơi còn giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình và biết đồng cảm với những cảm xúc của người khác.

Vi dụ mẹ và bé đang chơi trò chơi đóng vai giúp đưa gấu bông đi khám bệnh:

Mẹ sẽ nói : Gấu bông đang bệnh, cảm thấy không ổn, nên cần đi khám bệnh, vì bị bệnh nên Gấu bông cần phải được chăm sóc nhẹ nhàng ân cần, không được lôi kéo Gấu bông.

Bé chú ý quan sát mẹ và bắt chước những cử chỉ nhẹ nhàng vuốt ve, an ủi Gấu bông như muốn đồng cảm với người bạn Gấu bông.

Âm nhạc ( hát múa, vận động theo lời bài hát)

Trẻ đã có những biểu hiện thích nghe hát và vận động theo lời bài hát ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ như thường lắc lư đầu hoặc nhịp chân khi nghe tiếng nhạc… Vậy tại sao trẻ khiếm thính lại không có cơ hội thực hiện điều này? Không có sự khác biệt nào ở đây cả. Chỉ cò điều là ba mẹ có cho trẻ khiếm thính cơ hội này không! Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính được nghe nhạc và nhún nhẩy theo lời bài hát, bằng cách ba mẹ có thể bật nhạc và nhún nhấy theo nhạc để trẻ có thể bắt chước.

Theo nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học ngôn ngữ và phát triển những kỹ năng giao tiếp rất nhanh nếu được tiếp cận sớm với âm nhạc, chúng ta thấy rõ điều này, kể cả người lớn cũng đều thuộc lời bài hát nhanh hơn là học thuộc lòng bài diễn thuyết.

Sách truyện- Bài thơ.

Trẻ con rất thích được đọc sách xem truyện, trẻ thường rất thích lật từng trang sách, xem hình ảnh vui nhộn và đẹp trên những trang sách, thậm chí trẻ lại tự phát ra những âm bập bẹ như thể hiện cho mọi người biết là trẻ đang đọc sách.

Đọc sách cho trẻ nghe là hoạt động phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ, thông qua các nhân vật trong truyện giúp trẻ biết được tên gọi một số vật, hành động,và tính cách của nhân vật, phát triển số vốn từ biểu hiện cảm xúc, thậm chí phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các câu thoại trong truyện hình thành kỹ năng đọc cho trẻ, làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ sau này.

Có nhiều phụ huynh lo lắng rằng: Liệu trẻ khiếm thính có cần loại đồ chơi hay loại sách đặc biệt nào để phát triển các kỹ năng cho trẻ không? Đây không phải là vấn đề cần phải quan tâm, trẻ sẽ chơi bất kỳ những món đồ chơi nào mà trẻ thích giống như bao trẻ khác.

Chủ yếu là tổ chức hoạt động trò chơi như thế nào để thu hút trẻ, trẻ được tham gia tích cực trong hoạt động trò chơi. Trẻ sẽ được thoải mái phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, nếu được hòa mình trong môi trường vui nhộn.

Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Xin phụ huynh vui lòng ghi nhận rằng: Kỹ năng giao tiếp luôn được phát triển ở mọi lúc, mọi nơi, và luôn được diễn ra một cách tự nhiên, không chỉ được thực hiện như 1 tiết dạy.

Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đây mới chính là những cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.

Ba mẹ có thể tận dụng những cơ hội tự nhiên như giờ ăn, giờ ngủ, lúc tắm cho trẻ, thay quần áo…

Ví dụ: Trong giờ ăn mẹ có thể chơi trò chơi thay phiên đút nhau ăn

Mẹ: Nào há miệng ra : Cháo bay vào nè.

Trẻ: Aaa!Um um,

Mẹ: Ôi hoan hô! Cháo bay vào miệng rồi. Bây giờ cho cơm và thịt bay vào miệng mẹ nhá.

Trẻ gật đầu đắc ý:/ Mm/ mom/ mom

Mẹ nói: cơm thịt bay vào miệng nha.

Nếu trò chơi này được diển ra vài lần, trong không khí vui nhộn như vậy, dần dần trẻ sẽ học được tên của hai loại thực phẩm Cháo và Cơm, kỹ năng thay phiên nhau trong quá trình chơi và nhiều cấu trúc câu khác, nếu được mẹ chú ý mở rộng thêm.

Tận dụng thêm những cơ hội bất ngờ, nhưng lại hết sức tự nhiên như:

Khi có tiếng gõ cửa hoặc tiếng xe của ai đó: Mẹ nhìn trẻ và nói: Ba về đó/ hoặc mẹ về kìa.

Có tiếng chó sủa bên ngoài: mẹ nhìn bé, tay chỉ vào tai biểu hiện yêu cầu chú ý lắng nghe, rồi nói: Ôi con Nô lại đói bụng rồi.

Thông qua những cơ hội tự nhiên như vậy, dần dần trẻ sẽ học được các cụm từ : Ba/ mẹ về đó. Con Nô đói bụng, tập kỹ năng chú ý lắng nghe trước khi nói.

Tham gia các sự kiện, những buổi tiệc sinh nhật của bạn bè, các buổi đi chơi ngoài trời cũng là những cơ hội tuyệt vời để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ.

Sự tham gia hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình:

Người can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, đặc biệt là trẻ khiếm thính không chỉ là bác sĩ, chuyên gia, giáo viên, ba mẹ, cần ghi nhớ rằng, các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và can thiệp cho trẻ ví dụ như: Ông, bà, anh, chị, em của trẻ hoặc các cô, chú, dì… ( nếu có và đang sống chung với gia đình trẻ).Trẻ được tiếp cận và giao tiếp với nhiều người sẽ học được đa dạng ngôn ngữ, trãi nghiệm nhiều cách giao tiếp sẽ có kỹ năng uyển chuyển trong cách ứng xử.

Phụ huynh chỉ cần nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nên đối diện với trẻ (mặt đối mặt) mỗi khi cần tương tác với trẻ, cố gắng lắng nghe trẻ và khuyến khích có sự thay phiên nhau trong khi giao tiếp.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sử dụng ngôn ngữ lời nói hay sử dụng ngôn ngữ dấu trong giao tiếp, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính cần lưu ý đến máy trợ thính hay nói cách khác:” Các Thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc nghe:” mà con bạn đang sử dụng, phải đảm bảo rằng chúng đang hoạt động tốt, điều này đồng nghĩa với việc con bạn đang được nghe một cách trọn vẹn lời nói của bạn hoặc của người khác.

Nếu con bạn đang sử dụng Máy trợ thính, bạn nên kiểm tra :

1.Máy không bị hỏng ở bất cứ bộ phận nào (không có bộ phận nào bị tháo rời ra).

2. Núm tai phải sạch, không có ráy tai bám vào.

3. Ống dẫn từ núm tai đến máy trợ thính phải sạch, đảm bảo không có vật gì làm tắc nghẽn ống dẫn.

4. Pin của máy hoạt động tốt.

5. Chất lượng âm thanh của máy tốt (có tiếng rít liên tục, không bị gián đoạn, lúc to, lúc nhỏ).

Nếu con bạn đang sử dụng Điện cực ốc tai, bạn nên kiểm tra:

1.Máy vẫn còn nguyên vẹn

2.Đèn thông báo tình trạng Pin có đang hoạt động tốt không?

3.Đã bật máy chưa?

Nếu các thiết bị hỗ trợ nghe có những vấn đề không ổn, bạn cần liên hệ ngay với nhà Thính học, giáo viên giảng dạy chuyên ngành trẻ khiếm thính để kịp thời sửa chữa cho trẻ, cố gắng không để trẻ bị gián đoạn việc nghe trong thời gian dài, với lý do là máy đang phải sửa chữa.

Đôi khi có những tình huống, trẻ tự tháo máy ra khỏi tai, điều này có khả năng trẻ không nghe được gì từ Máy trợ thính hoặc Điện cực ốc tai nên cảm thấy buồn chán.Đôi lúc trẻ cảm thấy khó chịu bởi Núm tai và tiếng hú của máy.Khi xảy ra những trường hợp trên, phụ huynh cần báo cho nhà Thính học và giáo viên chuyên ngành khiếm thính để có phương án hỗ trợ.

Một điểm mà phụ huynh phải lưu ý và cần ghi nhớ rằng: Khi trẻ khiếm thính đã được mang Máy trợ thính, đã được cấy Điện cực ốc tai là sẽ có sức nghe trở lại như trẻ nghe được. Trẻ khiếm thính sau khi được đeo máy hoặc cấy ốc tai vẫn cần có nhiều thời gian tập nghe, lắng nghe để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

Ngoài việc chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ và kỷ năng giao tiếp cho trẻ, phụ huynh cần tạo ra môi trường nghe tốt, trẻ sẽ dễ dàng nghe được lời nói để phát triển kỹ năng giao tiếp khi trẻ được ở trong môi trường yên tĩnh.Vì vậy khi nói chuyện với trẻ cần chú ý :

  1. Nếu ở trong phòng có TiVi đang hoạt động, thì bạn cần nên tắt Tivi để trẻ nghe lời nói của bạn rõ hơn hoặc cho máy giặt dừng lại khi bạn và trẻ đang ở gần thiết bị này, đảm bảo không có 1 thiết bị nào tạo ra tiếng ồn, làm cho trẻ khó nghe lời nói khi trẻ đang giao tiếp với bạn hoặc ai đó.
  1. Đóng cửa, kéo màn hoặc trãi thảm trên sàn để làm giảm tiếng ồn xuất phát bên ngoài phòng, nên lưu ý đến môi trường yên tĩnh, trước khi trẻ và bạn bắt đầu tương tác, nói chuyện hoặc chơi với nhau trong phòng.
  1. Khi nói chuyện và tương tác với trẻ, bạn nên lưu ý đến khoảng cách giữa bạn và trẻ, đảm bảo rằng khoảng cách giữa trẻ và người đối diện phải tối thiểu từ 2 đến 3 mét trong môi trường yên tĩnh.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dịch thuật Sao mộc ( sinh viên khoa Anh) trường Đại học UEF.