Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD được viết tắt bởi các chữ tiếng Anh:

Attention Deficit : Thiếu Chú Ý

Hyperactivity Disorder : Rối loạn tăng động

Trẻ ADHD có những biểu hiện gì?

Là trẻ luôn có hành vi không tập trung, hiếu động, bốc đồng, một số trẻ hội tụ đủ 3 hành vi : Không tập trung, hiếu động, bốc đồng.

Có một số trẻ có xu hướng chủ yếu là hiếu động và bốc đồng, trong khi những trẻ khác lại chỉ có những biểu hiện không tập trung.

Các dấu hiệu khác : Có biểu hiện thường tập trung rất lâu vào công việc hay 1 hoạt động nào đó, lưu ý rằng công việc và hoạt động đó,phải là công việc và hoạt động mà trẻ thích, nhưng nếu công việc và hoạt động đó mà trẻ không thích, thì điều này trở thành 1 vấn đề khó khăn đối với trẻ.

Nguồn gốc nghiên cứu về trẻ ADHD : Trẻ ADHD được nghiên cứu ghi nhận lần và được xác định bởi Giáo sư George Frederick Still,trong thời gian trên 100 năm, ông được mệnh danh là cha đẻ của khoa nhi tại nước Luân Đôn.

Ông là một giáo sư đâu tiên trong nước, đã đưa ra những vấn đề về các trẻ em có những biểu hiện gặp khó khăn trong việc tập trung, có tính khí dễ gây hấn,thách thức, chống lại kỷ luật,nhưng lại có trí thông minh bình thường.

Trong những năm kế tiếp, khoa học đã từng bước đưa ra những định nghĩa về tên gọi nhằm điều chỉnh và gia tăng sự hiểu biết của cộng đồng về đối tượng trẻ này.

Nhận diện về trẻ ADHD :

1.Không chú ý, khó tập trung vào công việc, hoặc không có khả năng tổ chức.

2. Triệu chứng thứ hai: Luôn tăng động

3. Triệu chứng thứ 3: Dễ gây hấn.

ADHD là một dạng khuyết tật khởi đầu trong giai đoạn thơ ấu,đặc biệt hậu quả của loại khuyết tật này là mãn tính và lan tỏa những khó khăn trong suốt quá trình đi học, như là kỹ năng xã hội và kỹ năng thích ứng, cùng với các hoạt động hằng ngày(Theo định nghĩa của Goldstein & Ellison 2002, p. 90 ).

Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện rõ rệt, tại thời điểm đi học, gặp khó khăn trong học tập,khó thích ứng với những qui định trong trường, kết quả học tập hoặc hành vi ứng xử luôn là mối lo âu của các bậc cha mẹ và giáo viên.

Có hai vấn đề thường xảy ra với trẻ ADHD khiến các bậc phụ huynh và giáo viên luôn lo âu về trẻ.

1. Hành vi : Tăng động/ bốc đồng

2.Nhận thức: Sự mất tập trung làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Đặc biệt là hai vấn đề này luôn được đan chéo với nhau.

*Mất tập trung là đặc điểm của trẻ:

1.trẻ thường không chú ý đến chi tiết, luôn mắc lỗi bất cẩn khi đi học, thường làm mất bút,vở,đồ dùng học tập.

2.Không lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

3.Tránh các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nổ lực.các hoạt động mang tính tổ chức,sắp xếp.

4.Không có khả năng bắt đầu/ khởi động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5.Có thể khó ngủ, do có nhiều suy nghĩ vào ban đêm.

*Hành vi tăng động/ bốc đồng của trẻ luôn làm mọi người cảm thấy lo lắng, phụ huynh thường than phiền rằng:” Không thấy ở yên chút nào, lăng xăng mãi”

1.Luôn di chuyển, bồn chồn, luôn ngồi dậy, không tự kiểm soát được bản thân.

2.Nói chuyện thường xuyên, gặp khó khăn trong việc phản ứng để giải quyết bất kỳ một vấn đề hoặc 1 tình huống nào đó bất ngờ.

3.Có những hành vi như vặn vẹo tay/ chân, rời khỏi chỗ ngồi, leo trèo vào các thời điểm không thích hợp, điều này làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.

4.Trả lời câu hỏi, trước khi người hỏi kết thúc, không biết chờ đợi đến phiên hoặc lượt mình nói trong các cuộc hội thoại.

5.Khó duy trì các trò chơi tĩnh (xâu hạt), luôn phá vở , thời gian yên tĩnh hoặc làm gián đoạn các hoạt động của người khác

*Hai vấn đề nêu trên dẫn đến những hậu quả như sau:

Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và trình độ học vấn, nói cách khác là làm chậm đi khả năng nhận thức của trẻ.

Đặc biệt ở tuổi trưởng thành, người có di chứng ADHD thường chịu nhiều ảnh hưởng như có biểu hiện vô tổ chức gây trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm, dễ phá vở các mối quan hệ chung quanh và thường đưa ra những quyết định bốc đồng.

Với các khí chất đặc trưng trẻ ADHD luôn gặp khó khăn trong môi trường kỷ luật, cứng nhắc với thời gian, sự tự chủ ngày càng tăng, trở thành người hướng ngoại, có khuynh hướng hoạt động nhiều hơn là ngồi im lặng nghiên cứu .

Tuy nhiên trẻ lại sở hữu một khí chất, được xem có giá trị đó là khí chất: kiên cường và tự phát nếu hoạt động đó là sở thích của trẻ.

Bài viết có tham khảo tài liệu từ khóa họchttps://freecourses.derby.ac.uk.

Niềm Tin

Mục nhập này đã được đăng trong Trẻ Em. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *