Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính từ 0 đến 24 tháng.

Bài viết mong muốn gửi đến các bậc phụ huynh với nội dung liệt kê từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ ( nói chung).

Cần chú ý đến những đặc điểm tâm lý chung của trẻ qua từng giai đoạn để từ đó giúp phụ huynh có thể thực hiện một số các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Bảng tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh cần lưu ý mỗi trẻ đều khác nhau, kể cả quá trình phát triển ngôn ngữ cũng khác nhau, vì vậy cần dựa vào những gì đã đạt được để tiếp tục phát triển và mở rộng thêm vốn từ vựng cho trẻ.

Trong giai đoạn này trẻ không cần sử dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt cụ thể nào cả, chỉ cần sử dụng phương pháp giao tiếp một cách tự nhiên, chơi và nói chuyện với trẻ, nắm bắt ý tưởng và đáp ứng những nổ lực giao tiếp của trẻ, trong những tình huống như vậy sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên.

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ từ 0 đến 3 thángHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1.Thích nhìn vào mặt của người thân, đặc biệt là gương mặt của mẹ.
2. Đôi lúc bắt chước gương mặt mẹ như nhíu mày, chúm môi.
3 Phát ra những âm như/ư ư ư/ hoặc /gơ gư / ê a/
4.Biết lắng nghe, đặc biệt biết quay đầu hướng theo tiếng gọi của mẹ hoặc người thân.
5. Nếu giật mình khóc, nhưng nghe giọng của mẹ, vỗ về thì nín khóc.
1.Bế trẻ trên tay, mặt đối mặt nói chuyện với trẻ, với gương mặt biểu cảm hạnh phúc, buồn, vui, cười. 2. Giả vờ đủ kiểu khóc với những âm điệu khác nhau.
3.Nhại lại các âm mà trẻ phát ra kết hợp với các câu từ: Vi dụ: Bé : Gu Gu, a, a Mẹ: Gu Gu, a,a. sao vậy con? Con đói bụng rồi, bú bú thôi mà. 4.Sử dụng những âm của trẻ tạo ra những giai điệu vui nhộn.
5. Hát cho trẻ nghe bằng những lời nhạc êm dịu (hát ru).
Luôn dành thời gian nói chuyện với trẻ trong tất cả các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày. Hát hoặc hát ru cho trẻ, trẻ rất thích được nghe mẹ hoặc ai đó hát ru cho ngủ.
Nên cố gắng thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào (dù bé đã có máy hoặc chưa có máy trợ thính).

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 6 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ 6 thángHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1.Bắt đầu xâu chuỗi những âm thanh lại với nhau, chuẩn bị cho các mẫu lời nói bập bẹ. Vi dụ như: /aa, e,uuu, eee/


2. Bắt đầu sử dụng lời nói có mục đích, như la hét/ khóc lớn để mọi người chú ý đến. Vi dụ: Sẽ khóc to khi phát hiện không có mẹ bên cạnh.


3.Biết lắng nghe những âm thanh quen thuộc và biết dự đoán chuyện sắp xảy ra Vi dụ: Vươn người lên, khi nghe giọng nói của mẹ phát ra ở ngoài cửa, vì biết mẹ sẽ vào phòng để bế trẻ. 4.Biết chơi với đồ vật, nhưng cách chơi là thường: dùng tay đập, lắc, ngậm trong mồm/miệng hoặc ném đi. 5. Biết thể hiện cảm xúc bằng gương mặt. Vi dụ: cười lớn khi thích, nhăn mặt chu miệng khi không thich điều gì. 6. Biết tên gọi của mình và bắt đầu phồng miệng để nói:” Không:” 7.Biết tham gia chơi trò chơi với ba mẹ, bạn hoặc người khác.


1.Nhại lại những chuỗi âm mà bé phát ra, sau đó cung cấp thành cụm từ có ý nghĩa: Vi dụ: Bé phát âm: /aa, e, uuu, eee/ Mẹ nói :/aa,e,uuu,eee/ Ah, Mẹ đây. 2.Nếu bé khóc to với mục đích để tìm mẹ hoặc gây chú ý với mọi người, mẹ có thể cung cấp từ thể hiện cảm xúc trong tình huống này. Vi dụ: Bé khóc to tìm mẹ. Mẹ: Ah Mẹ đây! Con sợ hả, con sợ mẹ ơi, (vỗ về, mẹ biết rồi con sợ).
Nên tập cho bé có thói quen thay phiên nhau trong khi nói và trong khi chơi. Tham gia chơi cùng với bé, nhưng ba mẹ nên cố gắng nói về những gì mà bé đang quan tâm. Ví dụ: Bé đang chơi với 1 cái hộp, bé dùng tay đập cái hộp Mẹ: Cái hộp này cứng quá! Có gì trong cái hộp nhỉ?



Cho trẻ chơi với sách, có thể trong giai đoạn này trẻ sẽ ngậm sách, ném sách đi, nhưng đừng vội thất vọng, hãy để cho trẻ khám phá sách, vì đây là giai đoạn tốt nhất để giúp trẻ hình thành mối quan tâm về sách.
Ba mẹ có thể sử dụng đồ chơi là chiếc tàu hỏa, con heo nhỏ bằng nhựa… Cách chơi: Dùng tay kéo chiếc tàu hỏa nhỏ chạy 1 vòng tròn phía trước mặt trẻ, ngay tầm nhìn của trẻ. Ba mẹ vừa kéo vừa bắt chước tiếng tàu hỏa và nói: Ôi tàu hỏa chạy nha! Xịt xịt xịt. Đến trạm rồi Tu tu tu! cố gắng cho bé quan sát thấy miệng của bạn trong lúc nói, để bé có thể bắt chước cách phát âm /xịt/ xịt/ và /tu tu tu/. Nên nhớ rằng không ép trẻ phát âm hoặc dạy trẻ nói từ Xịt và Tu Tu.
Tạo nhiều cơ hội để bé tiếp cận và phát triển kỹ năng giao tiếp. Vi dụ cho bé ngồi trên xích đu
Khi Mẹ đẩy bé ra xa mẹ nói : Tạm biệt, lúc mẹ kéo Bé gần mẹ nói: Xin chào.
Trò chơi mà Bé thích nhất trong giai đoạn này là được chơi Ú Òa cùng mẹ và được mẹ cù lét để tạo ra tiếng cười.



Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 9 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ 9 thángHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1.Bé biết chỉ vào đồ vật, đôi lúc bé cố ý sử dụng cách này để giao tiếp với mọi người xung quanh. 2.Hiểu được từ và những cụm từ thân quen như: Ba mẹ, bình sữa, đi nào, ngủ thôi, ẹ về rồi, đi chơi nha, Mum mum nha, sữa đâu rồi… 3.Phát ra những âm mới hơn, có thể rõ hơn bằng cách biết kết hợp các âm lại với nhau ví dụ như: Bum bum hoặc mama. Các âm mà bé phát ra gần như để chuẩn bị cho việc phát ra lời nói: Vi dụ như để gọi Mẹ/Má/, bé bắt đầu phát âm Mama trước hoặc để chuẩn bị nói Ba, thì bé thường phát ra các âm /bum/ hoặc/ bam/. 4.Thường dùng cử chỉ điệu bộ đế giao tiếp. 5.Biết chia sẻ sự chú ý đến người khác ví dụ như bé thích một món đồ chơi nào đó, biết kéo tay mẹ và chỉ vào đồ chơi mà trẻ thích hoặc đưa cho mẹ xem đồ chơi mà trẻ đang chơi. 6. Thường thích chơi trò chơi: Mở -Đóng nắp hộp, bỏ vào lấy ra, chồng đồ vật lên cao, di chuyển đồ chơi như kéo đi, chất từng đống đồ chơi. 7. Biết lắng nghe nhạc, hoặc thích nghe ai đó đọc thơ. 8.Biết xem chương trình Tivi dành cho trẻ em, nhưng rất thích có ai ngồi xem cùng. 9. Biết đi tìm kiếm nơi phát ra nguồn âm thanh lạ.1.Sử dụng những từ và cụm từ đơn giản và lặp đi lặp lại để giúp trẻ hiểu. 2.Nói hoặc dùng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với lời nói, cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói để biểu hiện những suy nghĩ, ý tưởng mà bạn đang cùng quan tâm với bé. Ví dụ: Bé đang nhìn gấu bông, tỏ vẻ thích gấu bông. Mẹ: Gấu bông đẹp quá ta, con thích à. Có thể dùng cử chỉ điệu bộ hoặc ngôn ngữ dấu +lời nói để giao tiếp với trẻ (trong trường hợp chưa có máy trợ thính).
Tận dụng cơ hội trong sinh hoạt hằng ngày, giờ ăn, giờ tắm để nói chuyện, giúp bé hiểu ý tưởng của mẹ nhiều hơn đồng thời phát triển số vốn từ cho bé.
Bắt đầu sử dụng các từ biểu hiện cảm xúc với các tình huống thực tế. Ví dụ: Ba vui kìa! Mẹ buồn!




Cho bé xem các loại sách có hình ảnh to, vui nhộn, nhiều màu sắc, các loại sách như thế luôn gây sự thích thú cho trẻ trong độ tuổi này.
Cùng trẻ xem các chương trình truyền hình dành cho trẻ em, nói hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với lời nói để giúp bé hiểu về những gì đang diễn ra trong chương trình. Chơi trò chơi đi tìm đồ vật, có thể dấu một món đồ chơi nào đó của bé, dưới gối, nệm, rồi yêu cầu bé tìm.
Đồ chơi cho trẻ trong giai đoạn này, không cần phải là những món đồ chơi đắt tiền, có thể là các loại vòng để trẻ có thể xâu lại với nhau, các loại hộp để trẻ có thể xếp chồng lên nhau hoặc chất đống lại với nhau, có thể sử dụng các vật dụng quen thuộc với trẻ như muỗng/thìa (cần lưu ý đến độ an toàn của vật dụng, trước khi cho bé chơi).
Tiếp tục duy trì việc hát và múa cho bé xem hoặc đọc những bài thơ ngắn dành cho trẻ em, kết hợp với việc diễn đạt những hành động miêu tả nội dung bài thơ cho bé nghe. Nếu bé có những biểu hiện bắt chước hành động theo ba mẹ, thì nên có sự thay phiên nhau giữa ba mẹ và bé.

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 12 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính
1. Đã biết di chuyển- Một số trẻ đã biết đi trong giai đoạn này, số khác thì bò rất vững, nhanh nhẹn chui qua bàn ghế, hoặc bất cứ đồ vật gì. Vì vậy trong độ tuổi này, người lớn không thể nào bắt trẻ phải ngồi yên lặng tại một nơi nào đó. 2.Khi trẻ lên 1 tuổi, trẻ đã biết nói từng từ một, biết sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp, nhưng đôi khi chỉ có người nào gần gũi với trẻ mới hiểu được ý nghĩa mà trẻ muốn nói. 3.Biết làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn, như biết chỉ vào tai, mắt, mũi, nếu mẹ yêu cầu. Biết bắt chước một số thói quen đơn giản của người thân. 4. Biết chơi trò chơi đóng vai, thường chơi với búp bê hoặc gấu bông, nhưng ở mức độ đơn giản, và thông thường chỉ lặp lại thói quen trong sinh hoạt hằng ngày. Vi dụ như giả vờ lau mặt cho búp bê, cho ăn và thậm chí mang theo búp bê lên giường để ngủ chung

1.Luôn đáp lại những nổ lực giao tiếp của bé bằng cách lặp lại những từ mà trẻ nói, rồi lại mở rộng thêm từ cho trẻ. Ví dụ như: Bé: Chỉ vào xe gắn máy và nói Mẹ đi! (ý muốn kêu mẹ lấy xe chở đi chơi). Mẹ cười: Mẹ đi! Ừm Mẹ chở con đi chơi nha (mẹ cũng có thể cười và nói kết hợp với ra dấu cho bé hiểu). 2.Tiếp tục giới thiệu những từ mới gần gũi với trẻ trong sinh hoạt hằng ngày và trong đời sống. Vi dụ: Mẹ có thể giới thiệu thêm cho trẻ về cái ca, mặc dù từ trước đến giờ mẹ cho bé uống nước bằng cái ly. Mẹ có thể chỉ cho bé xem sấm sét khi có trời mua, mặc dù trước đó bé chỉ biết xem mưa mà thôi. 3.Tiếp tục sử dụng các từ thể hiện cảm xúc, nhưng mở rộng thêm. Vi dụ: Có thể mở rộng thêm: Hôm nay ba vui quá nha! (thay vì lúc trước chỉ nói ba vui kìa). 4. Hướng dẫn trẻ nhập vai chi tiết hơn trong trò chơi đóng vai. Vi dụ: Hướng dẫn trẻ giả vờ ru búp bê ngủ, khi bé mang búp bê lên ngủ chung. 5. Hãy luôn là bạn của trẻ, đừng biến bạn trở thành là Giám đốc, luôn ra lệnh và ép trẻ nói.1. Luôn tranh thủ thời gian để nói chuyện với trẻ trong mọi tình huống, kể cả những lúc mà bạn có cảm giác như là trẻ không nghe và không chú ý.Vi dụ : Ba/Mẹ thông báo: Đến giờ ăn rồi ! trong lúc bé còn đang mãi chơi với búp bê, trong tình huống này Ba /mẹ vẫn kiên trì nói lời thông báo, có thể đến gần, đối diện với trẻ để nhắc lại lời thông báo,không nên im lặng đến lấy búp bê của trẻ, rồi đưa trẻ vào phòng ăn. 2. Bắt đầu tăng cường trò chơi đóng vai với trẻ, nhưng yêu cầu trẻ nhập vai với những hoạt động chi tiết hơn như: nấu cơm cho búp bê ăn, khám bệnh và cho Gấu bông uống thuốc. 3.Chơi trò chơi Chiếc hộp/túi thần kỳ, bỏ một vài vật/ đồ dùng vào hộp, rồi yêu cầu trẻ mở nắp hộp và tìm chúng. 4.Cùng trẻ xem tranh trong sách trẻ, nhưng yêu cầu trẻ cho Búp bê hoặc Gấu bông ngồi bên cạnh trẻ, rồi bạn sẽ thấy trẻ sẽ đọc sách cho Búp bê và Gấu bông vào một lúc nào đó. 5. Tiếp tục cùng xem chương trình dành cho Trẻ em trên truyền cùng với trẻ và cùng nói hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu + lời nói để chia sẻ ý tưởng lẫn nhau, miêu tả hoặc giải thích về nội dung mà bạn và trẻ đang xem.

Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 18 tháng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính.
1.Biết dùng tay chỉ vào sách và hình mà trẻ thích, đi chập chững hoặc đã đi vững rồi. 2.Biết bắt chước theo người lớn. 3.Dùng được rất nhiều từ và cụm từ để giao tiếp với người khác. 4.Biết bắt chước một vài hoạt động của người lớn như nhón chân để bỏ áo quần vào máy giặt.
1.Lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ có cơ hội được nghe từ câu nhiều hơn. 2. Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu + lời nói hoặc nói với trẻ về những gì trẻ đang làm và đang quan tâm. 3.Tiếp tục lặp lại những từ của trẻ nhưng chú ý mở rộng thêm câu nói, để duy trì được cuộc hội thoại với trẻ. Đật câu hỏi để gợi ý trẻ đưa ra nhận xét hoặc giúp trẻ đưa ra nhận xét Vi dụ Nếu bỏ thêm đường vào ly nước cam thì nước cam sẽ có vị gì? Nếu Gấu bông bị sốt thì nên làm gì? 4.Đặt câu hỏi mang tính chọn lựa để trẻ có thể biết thêm từ mới hoặc nhớ lại từ đã biết. Vi dụ: Mẹ đưa bánh mì với bánh kem và hỏi trẻ: Con muốn ăn bánh mì hay bánh kem nào?1.Cho trẻ xem một quyển sách do bạn làm cho trẻ, đặc biệt sách có những hình ảnh gia đình của trẻ, những người mà trẻ yêu mến hoặc có những con vật, đồ chơi và hoạt động nào mà trẻ ưa thích nhất. Bạn có thể làm trên ipad, Smartphone… để trẻ và bạn cùng xem. 2. Đọc sách cho trẻ nghe, nhưng chọn những quyển sách mà trẻ đã nghe qua rồi, để từng bước gợi ý cho trẻ kể lại một vài đoạn trong sách. Bạn có thể gợi ý cho trẻ kể lại bằng cách giả vờ bỏ qua một vài trang sách để trẻ tự phát hiện và nói cho bạn biết. Bạn cũng có thể ngắt ngang câu chuyện bằng cách đóng sách lại… để trẻ tự nguyện tìm và đọc lại cho bạn. Trẻ rất thích nghe đi, nghe lại một câu chuyện mà trẻ quan tâm nhất, bạn có thể cho trẻ được tự chọn sách mà trẻ thích trên kệ đựng sách của trẻ.Đôi khí bạn cho trẻ chọn loại sách mà trẻ thường xuyên đọc với loại sách mà trẻ không quan tâm Vi du bạn đưa ra hai loại sách truyện dành cho người lớn và sách truyện dành cho trẻ để trẻ tự chọn, điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy như được làm người lớn. Chơi trò chơi đóng vai nhưng đôi khi lồng ghép với trò chơi giả vờ nói chuyện thông qua điện thoại. Cho trẻ xem Tivi truyền hình, nhưng hãy xem cùng trẻ và cùng nói và thảo luận với nhau về những gì mà trẻ đang quan tâm khi đang xem, đừng để trẻ xem Tivi khi không có ai bên cạnh.


Giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn 24 tháng (2 tuổi).

Đặc điểm tâm lý chung của trẻHoạt động mà Phụ huynh có thể làm cho trẻNhững hoạt động mà Phụ huynh nên cố gắng làm cho trẻ khiếm thính.
1.Trẻ lên 2 tuổi biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp (có thể dùng cả hai ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ dấu kết hợp với âm giọng hoặc từ), cho dù biết dùng cả hai ngôn ngữ, nhưng trẻ thích đặt tên cho mọi thứ theo ý riêng của trẻ Vi dụ: Con chó, trẻ sẽ không kêu Chó mà gọi là gâu gâu theo ý của trẻ.Ngoài ra trẻ biết trả lời câu hỏi đơn giản, biết yêu cầu sự giúp đỡ, biết đòi hỏi và còn biết nhiều thứ khác nữa, như biết bắt chước lời nói của người lớn hoặc hành động của người lớn. 2.Biết tạo ra những cụm từ hoặc câu, biết kết hợp sử dụng cử chỉ điệu bộ với lời nói để miêu tả việc gì đó. 3.Khả năng tiếp thu từ vựng và câu rất nhanh. Từ vựng của trẻ trong độ tuổi này rất đa dạng bao gồm động từ, danh từ và một số tính từ để miêu tả và để giải thích cảm giác của trẻ cho mọi người biết. 4. Trẻ tham gia chơi trò chơi đóng vai với mức độ chi tiết hơn. Vi dụ : Khi trẻ còn nhỏ, trẻ chơi đóng vai làm người lái xe, thì chỉ cần 1 chiếc ghế ngồi, rồi dùng tay huơ huơ giả vờ làm tay lái, nhưng trong độ tuổi này, trẻ biết đi tìm cái vòng nhỏ để làm tay lái (vô- lăng), thậm chí đặt thêm 1 cái ghế bên cạnh, rồi đặt tiếp hai cái ghế phía sau để giống như 1 chiếc xe thật.
1.Tập trung lắng nghe những gì con bạn nói với bạn, để kịp thời đáp ứng và phản hồi với con trẻ, đặc biệt trong thời gian này bạn nên chú ý lắng nghe trẻ nói gì, đừng tập trung quá nhiều vào việc con bạn nói như thế nào, đừng luôn chỉnh sửa cách phát âm của trẻ và cách giao tiếp của trẻ,điều này chỉ khiến trẻ nản lòng và không thích giao tiếp, vì khi trẻ lên 2 tuổi thường sử dụng câu sai cú pháp và cách phát âm chưa rõ,thay vì dành thời gian sửa sai cho trẻ, thì nên cung cấp những mẫu câu đúng cho trẻ trong tình huống tự nhiên.Vi dụ Bé nói: Mẹ! Cơm ăn. Mẹ nói: Ồ! mẹ cho con ăn cơm nha, con đói bụng rồi à.
Không nên làm điều này Bé nói: Mẹ! Cơm ăn. Mẹ nói: Cái gì? Con phải nói là mẹ cho con ăn cơm chứ! Nói lại cho đúng nào (nếu bị chỉnh sửa mãi như thế, bé sẽ cảm thấy nản lòng và không thích giao tiếp với mẹ nữa).
Cố gắng dành thời gian giao tiếp với trẻ và sử dụng đa dang từ và câu khi giao tiếp.
Tiếp tục sử dụng việc lặp lại những từ, câu hoặc cấu trúc câu chưa chuẩn của trẻ nói, sau đó cung cấp mẫu câu đúng cho trẻ ngay trong tình huống hiện tại.

Dành thời gian đọc sách cho trẻ nghe, đặc biệt cho trẻ xem những hình ảnh của gia đình trong sự kiện đặc biệt nào đó, bạn và trẻ cùng ôn lại những kỹ niệm vể sự kiện đó thông qua việc hội thoại, điều này giúp phát triển khả năng ghi nhớ và tường thuật của trẻ.Đây cũng là cơ hội giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp thông qua buổi hội thoại giữa bạn và con trẻ.
Chơi trò chơi tìm vật, do trẻ đã lớn hơn, nên cho trẻ tìm cùng một lúc với 2 đồ vật. Trò chơi này có thể thực hiện trong nhà hoặc khi đi Siệu thị hoặc chơi ngoài trời. Những trò chơi như thế này giúp trẻ nhớ lại ngôn ngữ mà việc này sẽ giúp trẻ rất nhiều khi trẻ bắt đầu đi học.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dich thuật Sao Mộc ( Sinh viên khoa Anh trường Đại học Kinh Tế UEF), Tài liệu được tham khảo theo nguồn www.ndcs.org.uk

Mục nhập này đã được đăng trong Trẻ Em. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *