Hội chứng Asperger

Hội chứng Asperger có liên quan gì với Tự Kỷ?

Hội chứng Asperger cũng được biết đến với tên gọi Asperger’s disorder và được xem như là một dạng của Tự kỷ nhưng khi trẻ có hội chứng Asperger thì có nhận thức ( trí thông minh) ở mức từ trung bình hoặc trên trung bình, không có dấu hiệu phát triển chậm về ngôn ngữ (nói được các từ đơn khi lên 2 tuổi, nói cả cụm từ khi lên 3 tuổi).

Tự kỷ có những dấu hiệu yếu kém về các kỹ năng ở phạm vi rộng, ngược lại người có hội chứng Asperger thì không có biểu hiện yếu kém, hầu như không có biểu lộ rõ nét như người và trẻ bị Tự kỷ , tuy nhiên người /trẻ bị hội chứng Asperger cũng vẫn có những khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Người /trẻ bị hội chứng Asperger luôn có những hành vi ứng xử không uyển chuyển,gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ lời nói, có những đam mê mảnh liệt về một chủ đề chuyên môn nào đó,mong muốn được tương tác với ai đó, nhưng lại không biết kết thân và không biết bắt đầu thiết lập mối quan hệ với người khác như thế nào.

Nét đặc trưng của hội chứng Asperger:

Hội chứng Aperger đôi lúc được xem như là Tự kỷ khi được nhìn một cách tinh tế hơn và được đối chứng với những suy nghĩ lỗi thời trong quá khứ.Có một số giả thiết đã phản biện rằng những dấu hiệu bao gồm những triệu chứng của Asperger đều hoàn toàn khác với Tự kỷ.

Những tranh luận lại tiếp tục xảy ra khi các nhà chuyên môn thực hiện bộ công cụ chẩn đoán DSM-5.

Ngưởi có hội chứng Aperger có giọng nói như người máy, đều đều không có ngữ điệu, không thể thu hút sự chú ý từ người nghe, thường trình bày những chủ đề kỳ quặc, không phải là mối quan tâm của mọi người.

Người có hội chứng Asperger thường có khuynh hướng hiểu ngôn ngữ một cách máy móc ( hiểu nghĩa của từng từ trong câu) không thể hiểu tiếng lóng, từ văn chương hoặc những từ ngữ không chính thức) ví dụ: Tối rồi chị ở lại ăn cơm nha-Có thể hiểu,nhưng nếu nói : Tối rồi ở lại dùng bữa nha- không thể hiểu hoặc có thể hiểu cụm từ :’’ Đi uống rượu nhưng lại không hiểu từ Đi nhậu.

Không thể dự đoán được những cảm xúc trong lời nói hoặc gương mặt của đối phương khi giao tiếp.

Không giống như Tự Kỷ luôn thờ ơ xa lánh, không muốn giao tiếp với mọi người

Ngược lại người bị hội chứng Asperger thì rất mong muốn tương tác với người khác nhưng lại không biết cách nào để giao tiếp cho thích hợp.

Họ luôn có cảm giác cô đơn,có thể sống cuộc sống độc lập, đôi khi thành công với việc làm mà họ thích.

Chính vài điểm hoàn hảo nêu trên đã gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện ra người bị hội chứng Asperger hoặc chẩn đoán muộn, bởi hành vi của họ không phải lúc nào cũng gây rối, lại có những biểu hiện cực kỳ thông minh.Vì vậy giáo viên dễ nhận định sai về hành vi của trẻ bị hội chứng Asperger.

Bài viết từ nguồn tài liệu học online của khóa học freecourses.derby.ac.uk.

Niềm Tin cùng nhóm dịch thuật Sao mộc ( Sinh viên khoa Anh trường Đại học UEF) thực hiện.

Mục nhập này đã được đăng trong Trẻ Em. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *