Giới thiệu
Dù cho ba mẹ có chọn bất kỳ ngôn ngữ nào để giao tiếp với trẻ, có rất nhiều phương pháp đơn giản mà ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và học ngôn ngữ, đó là chọn những cơ hội thực tế gần gũi với trẻ trong các hoạt động thường ngày vi dụ như: Nói chuyện với trẻ trong giờ tắm cho trẻ, nói chuyện với trẻ trong giờ thay quần áo cho trẻ…
Có một số phụ huynh đã có những cảm giác như bị áp lực, lo âu và chán nản khi nghĩ đến tương lai của con, nên cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với con, nhiều phụ huynh đã tự hỏi: Phải mất bao lâu thì con tôi mới nói được?Tất cả việc này đều phụ thuộc ở phụ huynh, nếu phụ huynh nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý,chấp nhận sự thật dành nhiều thời gian cho con trẻ, thì khả năng phục hồi ngôn ngữ của trẻ sẽ là món quà vô giá cho phụ huynh.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng giao tiếp bằng mắt
Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, hành động đều là một phần khởi đầu trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Tất cả người lớn trong gia đình, dù trong gia đình trẻ nghe được hoặc gia đình có trẻ bị khiếm thính, họ đều có sử dụng một phần nào đó về cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi giao tiếp với trẻ. Điều này giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với ngôn ngữ. Tại sao?
Vì nét mặt, cử chỉ , điệu bộ giúp thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ có cơ hội được đối mặt với bạn, quan sát rõ khuôn mặt và môi của bạn, hình thành kỹ năng giao tiếp bằng mắt, chuẩn bị cho việc phát ra các âm bập bẹ, vì vậy khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là trẻ khiếm thính,bạn cần nên chú ý đến cường độ ánh sáng, không nên quay lưng lại với cửa sổ trong khi giao tiếp với trẻ, làm cho trẻ khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.
Bạn có thể hát và múa cho trẻ nghe , đây là hoạt động rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ vì nó gây được sự chú ý cho trẻ và mang tính vui nhộn.
Quan sát và chờ đợi:
Quan sát theo dõi để nắm bắt ý tưởng của trẻ, thật sự giúp chúng ta hiểu rằng trẻ đang mong muốn thể hiện điều gì trong khi giao tiếp.
Ngoài việc giúp chúng ta hiểu trẻ đang mong muốn điều gì, còn giúp chúng ta biết được trẻ thích thú cái gì, quan tâm việc gì, điều gì nhất và đang mong muốn để được đáp ứng điều đó.
Việc quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ sẽ giúp cho con bạn và bạn có được một tâm thế chuẩn bị khởi đầu cho việc hội thoại và tương tác với nhau, được diễn ra một cách tự nhiên.
Trẻ khiếm thính cần có khoảng thời gian lặng yên để cả hai bên cùng chờ đợi và nắm bắt ý tưởng lẫn nhau trước khi diễn ra buổi hội thoại, trong khi đối với trẻ nghe được thì rất hiếm khi có khoảng thời gian lặng yên này.Khoảng thời gian quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ khiếm thính, có thể là 1 khoảng thời gian im lặng khá dài, đôi lúc làm cho ba mẹ phải sốt ruột, chán nản và mệt mỏi, nhưng chúng ta cần phải cố gắng kiên trì, có thể gây chú ý cho trẻ bằng cách thử ngồi đối diện với trẻ cùng với món đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích. Nếu trẻ cần thêm thời gian cho việc kết nối -giao tiếp để diễn ra buổi hội thoại, thì hãy kiên trì và hào phóng cho trẻ thêm thời gian.
Khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với ba mẹ, cũng chính là lúc trẻ học được kỹ năng biết thay phiên nhau trong khi nói chuyện và hội thoại với người khác.
Nếu trẻ đã bắt đầu kết nối được với ba mẹ, nhiệm vụ của ba mẹ là phản hồi/ đáp ứng ngay với trẻ, sự đáp ứng hay phản hồi trong khoảng thời gian này được xem như là một thông điệp thông báo cho trẻ biết rằng: Bạn cũng đang rất thích thú những gì trẻ đang quan tâm, mặt khác sự phản hồi của bạn cũng được xem như là lời thông báo cho trẻ biết rằng bạn đang quan tâm, chú ý và tôn trọng những nỗ lực phản hồi trong giao tiếp của trẻ.
Việc ba mẹ phản hồi lại với trẻ có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn giản khác nhau:
- Bạn biểu lộ sự vui sướng qua khuôn mặt với một nụ cười rạng rỡ/ sảng khoái.
- Bạn giơ tay vẫy vẫy tỏ vẻ vui sướng.
- Bạn giơ ngón tay cái biểu hiện lời khen:” con giỏi quá:”
- Bạn sử dụng giọng nói với âm giọng hơi cao để lộ vẻ thán phục:” Ôi! Hay quá:”
- Bạn trả lời câu hỏi của con hoặc giúp con làm việc gì đó, với 1 thái độ nhiệt tình.
Sau khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với bạn, cuộc hội thoại tất nhiên sẽ được diễn ra, bạn lại tiếp tục phản hồi và đáp ứng. Lưu ý rằng việc phản hồi đáp ứng trong lúc này, không phải chỉ im lặng làm theo những gì trẻ yêu cầu hoặc chỉ trả lời câu hỏi của trẻ ( nếu có) mà bạn có thể phải nói những gì mà trẻ đang làm hoặc giải thích cho trẻ biết về những cảm giác, những suy nghĩ của bạn về những ý tưởng của trẻ.
Bạn cũng có thể nhại lại giọng nói bập bẹ của trẻ, những âm giọng mà trong quá trình giao tiếp trẻ đã phát ra, hoặc sao chép hành động biểu cảm, lời nói của trẻ để tiếp tục mở rộng thêm vốn câu từ cho trẻ.
Ví dụ:
Trẻ: Trẻ đang cố gắng dùng tay xoay nắp hộp, với mong muốn được mở nắp hộp, lại vừa lắc đầu và phát ra âm / chắt, chắt/
Mẹ quan sát nhìn thấy và nói: Con muốn mở hộp à! Mẹ nhại lại âm của trẻ /chắt, chắt…/ Sao mà khó quá vậy!
Trong tình huống trên mẹ đã giúp mở rộng thêm vốn từ vựng cho trẻ bằng câu nói rất tự nhiên/con muốn mở nắp hộp à / Sao mà khó quá vậy!
Cần ghi nhớ rằng:” Trẻ chỉ thích giao tiếp với bạn, khi mà bạn đang nói về những gì mà trẻ đang quan tâm và thích thú. Đừng bao giờ hướng trẻ nói về những gì mà chính bạn đang quan tâm và thích thú.
Để có được nhiều những buổi nói chuyện với trẻ đầy thú vị, bạn cần quan tâm đến những tình cảm và cảm xúc của trẻ.
Tình cảm và cảm xúc:
Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi đã thể hiện rất rõ tình cảm của mình với ba mẹ và cũng rất nhạy cảm với những tình cảm của ba mẹ dành cho trẻ. Trong thời gian này, ba mẹ nên giúp trẻ làm quen với các từ vựng thể hiện tình trạng cảm xúc như: Ôi chao! Con của mẹ buồn rồi hoặc Ôi con ăn hết rồi à, mẹ vui quá đi.
Biết thể hiện cảm xúc của mình, kết hợp với việc dùng các từ ngữ diễn tả tâm trạng của mình là nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ trong tương lai, nó còn giúp cho trẻ hiểu được cảm xúc của người khác và hình thành những mối quan hệ tích cực trong xã hội về sau.
Thông thường mọi người thường có chung một suy nghĩ, trò chơi không mang lại ích lợi gì cả, thật ra chính trò chơi mang lại cho trẻ những kỹ năng phát triển cảm xúc, nhận thức, kể cả ngôn ngữ.
Trò chơi đóng vai
Trò chơi tưởng tượng hay trò chơi đóng vai, tất cả những trò chơi đều mang đến cho trẻ những cơ hội để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, vì trò chơi luôn mang đến cho trẻ sự vui tươi, mà trẻ học được nhiều câu, từ và phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, khi mà trẻ ở trong tâm trạng vui tươi và hạnh phúc.
Trò chơi còn giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình và biết đồng cảm với những cảm xúc của người khác.
Vi dụ mẹ và bé đang chơi trò chơi đóng vai giúp đưa gấu bông đi khám bệnh:
Mẹ sẽ nói : Gấu bông đang bệnh, cảm thấy không ổn, nên cần đi khám bệnh, vì bị bệnh nên Gấu bông cần phải được chăm sóc nhẹ nhàng ân cần, không được lôi kéo Gấu bông.
Bé chú ý quan sát mẹ và bắt chước những cử chỉ nhẹ nhàng vuốt ve, an ủi Gấu bông như muốn đồng cảm với người bạn Gấu bông.
Âm nhạc ( hát múa, vận động theo lời bài hát)
Trẻ đã có những biểu hiện thích nghe hát và vận động theo lời bài hát ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ như thường lắc lư đầu hoặc nhịp chân khi nghe tiếng nhạc… Vậy tại sao trẻ khiếm thính lại không có cơ hội thực hiện điều này? Không có sự khác biệt nào ở đây cả. Chỉ cò điều là ba mẹ có cho trẻ khiếm thính cơ hội này không! Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính được nghe nhạc và nhún nhẩy theo lời bài hát, bằng cách ba mẹ có thể bật nhạc và nhún nhấy theo nhạc để trẻ có thể bắt chước.
Theo nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học ngôn ngữ và phát triển những kỹ năng giao tiếp rất nhanh nếu được tiếp cận sớm với âm nhạc, chúng ta thấy rõ điều này, kể cả người lớn cũng đều thuộc lời bài hát nhanh hơn là học thuộc lòng bài diễn thuyết.
Sách truyện- Bài thơ.
Trẻ con rất thích được đọc sách xem truyện, trẻ thường rất thích lật từng trang sách, xem hình ảnh vui nhộn và đẹp trên những trang sách, thậm chí trẻ lại tự phát ra những âm bập bẹ như thể hiện cho mọi người biết là trẻ đang đọc sách.
Đọc sách cho trẻ nghe là hoạt động phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ, thông qua các nhân vật trong truyện giúp trẻ biết được tên gọi một số vật, hành động,và tính cách của nhân vật, phát triển số vốn từ biểu hiện cảm xúc, thậm chí phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các câu thoại trong truyện hình thành kỹ năng đọc cho trẻ, làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ sau này.
Có nhiều phụ huynh lo lắng rằng: Liệu trẻ khiếm thính có cần loại đồ chơi hay loại sách đặc biệt nào để phát triển các kỹ năng cho trẻ không? Đây không phải là vấn đề cần phải quan tâm, trẻ sẽ chơi bất kỳ những món đồ chơi nào mà trẻ thích giống như bao trẻ khác.
Chủ yếu là tổ chức hoạt động trò chơi như thế nào để thu hút trẻ, trẻ được tham gia tích cực trong hoạt động trò chơi. Trẻ sẽ được thoải mái phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, nếu được hòa mình trong môi trường vui nhộn.
Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Xin phụ huynh vui lòng ghi nhận rằng: Kỹ năng giao tiếp luôn được phát triển ở mọi lúc, mọi nơi, và luôn được diễn ra một cách tự nhiên, không chỉ được thực hiện như 1 tiết dạy.
Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đây mới chính là những cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.
Ba mẹ có thể tận dụng những cơ hội tự nhiên như giờ ăn, giờ ngủ, lúc tắm cho trẻ, thay quần áo…
Ví dụ: Trong giờ ăn mẹ có thể chơi trò chơi thay phiên đút nhau ăn
Mẹ: Nào há miệng ra : Cháo bay vào nè.
Trẻ: Aaa!Um um,
Mẹ: Ôi hoan hô! Cháo bay vào miệng rồi. Bây giờ cho cơm và thịt bay vào miệng mẹ nhá.
Trẻ gật đầu đắc ý:/ Mm/ mom/ mom
Mẹ nói: cơm thịt bay vào miệng nha.
Nếu trò chơi này được diển ra vài lần, trong không khí vui nhộn như vậy, dần dần trẻ sẽ học được tên của hai loại thực phẩm Cháo và Cơm, kỹ năng thay phiên nhau trong quá trình chơi và nhiều cấu trúc câu khác, nếu được mẹ chú ý mở rộng thêm.
Tận dụng thêm những cơ hội bất ngờ, nhưng lại hết sức tự nhiên như:
Khi có tiếng gõ cửa hoặc tiếng xe của ai đó: Mẹ nhìn trẻ và nói: Ba về đó/ hoặc mẹ về kìa.
Có tiếng chó sủa bên ngoài: mẹ nhìn bé, tay chỉ vào tai biểu hiện yêu cầu chú ý lắng nghe, rồi nói: Ôi con Nô lại đói bụng rồi.
Thông qua những cơ hội tự nhiên như vậy, dần dần trẻ sẽ học được các cụm từ : Ba/ mẹ về đó. Con Nô đói bụng, tập kỹ năng chú ý lắng nghe trước khi nói.
Tham gia các sự kiện, những buổi tiệc sinh nhật của bạn bè, các buổi đi chơi ngoài trời cũng là những cơ hội tuyệt vời để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ.
Sự tham gia hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình:
Người can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, đặc biệt là trẻ khiếm thính không chỉ là bác sĩ, chuyên gia, giáo viên, ba mẹ, cần ghi nhớ rằng, các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và can thiệp cho trẻ ví dụ như: Ông, bà, anh, chị, em của trẻ hoặc các cô, chú, dì… ( nếu có và đang sống chung với gia đình trẻ).Trẻ được tiếp cận và giao tiếp với nhiều người sẽ học được đa dạng ngôn ngữ, trãi nghiệm nhiều cách giao tiếp sẽ có kỹ năng uyển chuyển trong cách ứng xử.
Phụ huynh chỉ cần nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nên đối diện với trẻ (mặt đối mặt) mỗi khi cần tương tác với trẻ, cố gắng lắng nghe trẻ và khuyến khích có sự thay phiên nhau trong khi giao tiếp.
Trong bất kỳ trường hợp nào, sử dụng ngôn ngữ lời nói hay sử dụng ngôn ngữ dấu trong giao tiếp, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính cần lưu ý đến máy trợ thính hay nói cách khác:” Các Thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc nghe:” mà con bạn đang sử dụng, phải đảm bảo rằng chúng đang hoạt động tốt, điều này đồng nghĩa với việc con bạn đang được nghe một cách trọn vẹn lời nói của bạn hoặc của người khác.
Nếu con bạn đang sử dụng Máy trợ thính, bạn nên kiểm tra :
1.Máy không bị hỏng ở bất cứ bộ phận nào (không có bộ phận nào bị tháo rời ra).
2. Núm tai phải sạch, không có ráy tai bám vào.
3. Ống dẫn từ núm tai đến máy trợ thính phải sạch, đảm bảo không có vật gì làm tắc nghẽn ống dẫn.
4. Pin của máy hoạt động tốt.
5. Chất lượng âm thanh của máy tốt (có tiếng rít liên tục, không bị gián đoạn, lúc to, lúc nhỏ).
Nếu con bạn đang sử dụng Điện cực ốc tai, bạn nên kiểm tra:
1.Máy vẫn còn nguyên vẹn
2.Đèn thông báo tình trạng Pin có đang hoạt động tốt không?
3.Đã bật máy chưa?
Nếu các thiết bị hỗ trợ nghe có những vấn đề không ổn, bạn cần liên hệ ngay với nhà Thính học, giáo viên giảng dạy chuyên ngành trẻ khiếm thính để kịp thời sửa chữa cho trẻ, cố gắng không để trẻ bị gián đoạn việc nghe trong thời gian dài, với lý do là máy đang phải sửa chữa.
Đôi khi có những tình huống, trẻ tự tháo máy ra khỏi tai, điều này có khả năng trẻ không nghe được gì từ Máy trợ thính hoặc Điện cực ốc tai nên cảm thấy buồn chán.Đôi lúc trẻ cảm thấy khó chịu bởi Núm tai và tiếng hú của máy.Khi xảy ra những trường hợp trên, phụ huynh cần báo cho nhà Thính học và giáo viên chuyên ngành khiếm thính để có phương án hỗ trợ.
Một điểm mà phụ huynh phải lưu ý và cần ghi nhớ rằng: Khi trẻ khiếm thính đã được mang Máy trợ thính, đã được cấy Điện cực ốc tai là sẽ có sức nghe trở lại như trẻ nghe được. Trẻ khiếm thính sau khi được đeo máy hoặc cấy ốc tai vẫn cần có nhiều thời gian tập nghe, lắng nghe để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
Ngoài việc chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ và kỷ năng giao tiếp cho trẻ, phụ huynh cần tạo ra môi trường nghe tốt, trẻ sẽ dễ dàng nghe được lời nói để phát triển kỹ năng giao tiếp khi trẻ được ở trong môi trường yên tĩnh.Vì vậy khi nói chuyện với trẻ cần chú ý :
- Nếu ở trong phòng có TiVi đang hoạt động, thì bạn cần nên tắt Tivi để trẻ nghe lời nói của bạn rõ hơn hoặc cho máy giặt dừng lại khi bạn và trẻ đang ở gần thiết bị này, đảm bảo không có 1 thiết bị nào tạo ra tiếng ồn, làm cho trẻ khó nghe lời nói khi trẻ đang giao tiếp với bạn hoặc ai đó.
- Đóng cửa, kéo màn hoặc trãi thảm trên sàn để làm giảm tiếng ồn xuất phát bên ngoài phòng, nên lưu ý đến môi trường yên tĩnh, trước khi trẻ và bạn bắt đầu tương tác, nói chuyện hoặc chơi với nhau trong phòng.
- Khi nói chuyện và tương tác với trẻ, bạn nên lưu ý đến khoảng cách giữa bạn và trẻ, đảm bảo rằng khoảng cách giữa trẻ và người đối diện phải tối thiểu từ 2 đến 3 mét trong môi trường yên tĩnh.
Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dịch thuật Sao mộc ( sinh viên khoa Anh) trường Đại học UEF.