Lưu trữ danh mục: Trẻ Em

Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD được viết tắt bởi các chữ tiếng Anh:

Attention Deficit : Thiếu Chú Ý

Hyperactivity Disorder : Rối loạn tăng động

Trẻ ADHD có những biểu hiện gì?

Là trẻ luôn có hành vi không tập trung, hiếu động, bốc đồng, một số trẻ hội tụ đủ 3 hành vi : Không tập trung, hiếu động, bốc đồng.

Có một số trẻ có xu hướng chủ yếu là hiếu động và bốc đồng, trong khi những trẻ khác lại chỉ có những biểu hiện không tập trung.

Các dấu hiệu khác : Có biểu hiện thường tập trung rất lâu vào công việc hay 1 hoạt động nào đó, lưu ý rằng công việc và hoạt động đó,phải là công việc và hoạt động mà trẻ thích, nhưng nếu công việc và hoạt động đó mà trẻ không thích, thì điều này trở thành 1 vấn đề khó khăn đối với trẻ.

Nguồn gốc nghiên cứu về trẻ ADHD : Trẻ ADHD được nghiên cứu ghi nhận lần và được xác định bởi Giáo sư George Frederick Still,trong thời gian trên 100 năm, ông được mệnh danh là cha đẻ của khoa nhi tại nước Luân Đôn.

Ông là một giáo sư đâu tiên trong nước, đã đưa ra những vấn đề về các trẻ em có những biểu hiện gặp khó khăn trong việc tập trung, có tính khí dễ gây hấn,thách thức, chống lại kỷ luật,nhưng lại có trí thông minh bình thường.

Trong những năm kế tiếp, khoa học đã từng bước đưa ra những định nghĩa về tên gọi nhằm điều chỉnh và gia tăng sự hiểu biết của cộng đồng về đối tượng trẻ này.

Nhận diện về trẻ ADHD :

1.Không chú ý, khó tập trung vào công việc, hoặc không có khả năng tổ chức.

2. Triệu chứng thứ hai: Luôn tăng động

3. Triệu chứng thứ 3: Dễ gây hấn.

ADHD là một dạng khuyết tật khởi đầu trong giai đoạn thơ ấu,đặc biệt hậu quả của loại khuyết tật này là mãn tính và lan tỏa những khó khăn trong suốt quá trình đi học, như là kỹ năng xã hội và kỹ năng thích ứng, cùng với các hoạt động hằng ngày(Theo định nghĩa của Goldstein & Ellison 2002, p. 90 ).

Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện rõ rệt, tại thời điểm đi học, gặp khó khăn trong học tập,khó thích ứng với những qui định trong trường, kết quả học tập hoặc hành vi ứng xử luôn là mối lo âu của các bậc cha mẹ và giáo viên.

Có hai vấn đề thường xảy ra với trẻ ADHD khiến các bậc phụ huynh và giáo viên luôn lo âu về trẻ.

1. Hành vi : Tăng động/ bốc đồng

2.Nhận thức: Sự mất tập trung làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Đặc biệt là hai vấn đề này luôn được đan chéo với nhau.

*Mất tập trung là đặc điểm của trẻ:

1.trẻ thường không chú ý đến chi tiết, luôn mắc lỗi bất cẩn khi đi học, thường làm mất bút,vở,đồ dùng học tập.

2.Không lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

3.Tránh các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nổ lực.các hoạt động mang tính tổ chức,sắp xếp.

4.Không có khả năng bắt đầu/ khởi động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5.Có thể khó ngủ, do có nhiều suy nghĩ vào ban đêm.

*Hành vi tăng động/ bốc đồng của trẻ luôn làm mọi người cảm thấy lo lắng, phụ huynh thường than phiền rằng:” Không thấy ở yên chút nào, lăng xăng mãi”

1.Luôn di chuyển, bồn chồn, luôn ngồi dậy, không tự kiểm soát được bản thân.

2.Nói chuyện thường xuyên, gặp khó khăn trong việc phản ứng để giải quyết bất kỳ một vấn đề hoặc 1 tình huống nào đó bất ngờ.

3.Có những hành vi như vặn vẹo tay/ chân, rời khỏi chỗ ngồi, leo trèo vào các thời điểm không thích hợp, điều này làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.

4.Trả lời câu hỏi, trước khi người hỏi kết thúc, không biết chờ đợi đến phiên hoặc lượt mình nói trong các cuộc hội thoại.

5.Khó duy trì các trò chơi tĩnh (xâu hạt), luôn phá vở , thời gian yên tĩnh hoặc làm gián đoạn các hoạt động của người khác

*Hai vấn đề nêu trên dẫn đến những hậu quả như sau:

Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và trình độ học vấn, nói cách khác là làm chậm đi khả năng nhận thức của trẻ.

Đặc biệt ở tuổi trưởng thành, người có di chứng ADHD thường chịu nhiều ảnh hưởng như có biểu hiện vô tổ chức gây trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm, dễ phá vở các mối quan hệ chung quanh và thường đưa ra những quyết định bốc đồng.

Với các khí chất đặc trưng trẻ ADHD luôn gặp khó khăn trong môi trường kỷ luật, cứng nhắc với thời gian, sự tự chủ ngày càng tăng, trở thành người hướng ngoại, có khuynh hướng hoạt động nhiều hơn là ngồi im lặng nghiên cứu .

Tuy nhiên trẻ lại sở hữu một khí chất, được xem có giá trị đó là khí chất: kiên cường và tự phát nếu hoạt động đó là sở thích của trẻ.

Bài viết có tham khảo tài liệu từ khóa họchttps://freecourses.derby.ac.uk.

Niềm Tin

Làm cách nào để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp với trẻ khiếm thính?

Giới thiệu

Dù cho ba mẹ có chọn bất kỳ ngôn ngữ nào để giao tiếp với trẻ, có rất nhiều phương pháp đơn giản mà ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và học ngôn ngữ, đó là chọn những cơ hội thực tế gần gũi với trẻ trong các hoạt động thường ngày vi dụ như: Nói chuyện với trẻ trong giờ tắm cho trẻ, nói chuyện với trẻ trong giờ thay quần áo cho trẻ…

Có một số phụ huynh đã có những cảm giác như bị áp lực, lo âu và chán nản khi nghĩ đến tương lai của con, nên cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với con, nhiều phụ huynh đã tự hỏi: Phải mất bao lâu thì con tôi mới nói được?Tất cả việc này đều phụ thuộc ở phụ huynh, nếu phụ huynh nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý,chấp nhận sự thật dành nhiều thời gian cho con trẻ, thì khả năng phục hồi ngôn ngữ của trẻ sẽ là món quà vô giá cho phụ huynh.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng giao tiếp bằng mắt

Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, hành động đều là một phần khởi đầu trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Tất cả người lớn trong gia đình, dù trong gia đình trẻ nghe được hoặc gia đình có trẻ bị khiếm thính, họ đều có sử dụng một phần nào đó về cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi giao tiếp với trẻ. Điều này giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với ngôn ngữ. Tại sao?

Vì nét mặt, cử chỉ , điệu bộ giúp thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ có cơ hội được đối mặt với bạn, quan sát rõ khuôn mặt và môi của bạn, hình thành kỹ năng giao tiếp bằng mắt, chuẩn bị cho việc phát ra các âm bập bẹ, vì vậy khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là trẻ khiếm thính,bạn cần nên chú ý đến cường độ ánh sáng, không nên quay lưng lại với cửa sổ trong khi giao tiếp với trẻ, làm cho trẻ khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.

Bạn có thể hát và múa cho trẻ nghe , đây là hoạt động rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ vì nó gây được sự chú ý cho trẻ và mang tính vui nhộn.

Quan sát và chờ đợi:

Quan sát theo dõi để nắm bắt ý tưởng của trẻ, thật sự giúp chúng ta hiểu rằng trẻ đang mong muốn thể hiện điều gì trong khi giao tiếp.

Ngoài việc giúp chúng ta hiểu trẻ đang mong muốn điều gì, còn giúp chúng ta biết được trẻ thích thú cái gì, quan tâm việc gì, điều gì nhất và đang mong muốn để được đáp ứng điều đó.

Việc quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ sẽ giúp cho con bạn và bạn có được một tâm thế chuẩn bị khởi đầu cho việc hội thoại và tương tác với nhau, được diễn ra một cách tự nhiên.

Trẻ khiếm thính cần có khoảng thời gian lặng yên để cả hai bên cùng chờ đợi và nắm bắt ý tưởng lẫn nhau trước khi diễn ra buổi hội thoại, trong khi đối với trẻ nghe được thì rất hiếm khi có khoảng thời gian lặng yên này.Khoảng thời gian quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ khiếm thính, có thể là 1 khoảng thời gian im lặng khá dài, đôi lúc làm cho ba mẹ phải sốt ruột, chán nản và mệt mỏi, nhưng chúng ta cần phải cố gắng kiên trì, có thể gây chú ý cho trẻ bằng cách thử ngồi đối diện với trẻ cùng với món đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích. Nếu trẻ cần thêm thời gian cho việc kết nối -giao tiếp để diễn ra buổi hội thoại, thì hãy kiên trì và hào phóng cho trẻ thêm thời gian.

Khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với ba mẹ, cũng chính là lúc trẻ học được kỹ năng biết thay phiên nhau trong khi nói chuyện và hội thoại với người khác.

Nếu trẻ đã bắt đầu kết nối được với ba mẹ, nhiệm vụ của ba mẹ là phản hồi/ đáp ứng ngay với trẻ, sự đáp ứng hay phản hồi trong khoảng thời gian này được xem như là một thông điệp thông báo cho trẻ biết rằng: Bạn cũng đang rất thích thú những gì trẻ đang quan tâm, mặt khác sự phản hồi của bạn cũng được xem như là lời thông báo cho trẻ biết rằng bạn đang quan tâm, chú ý và tôn trọng những nỗ lực phản hồi trong giao tiếp của trẻ.

Việc ba mẹ phản hồi lại với trẻ có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn giản khác nhau:

  • Bạn biểu lộ sự vui sướng qua khuôn mặt với một nụ cười rạng rỡ/ sảng khoái.
  • Bạn giơ tay vẫy vẫy tỏ vẻ vui sướng.
  • Bạn giơ ngón tay cái biểu hiện lời khen:” con giỏi quá:”
  • Bạn sử dụng giọng nói với âm giọng hơi cao để lộ vẻ thán phục:” Ôi! Hay quá:”
  • Bạn trả lời câu hỏi của con hoặc giúp con làm việc gì đó, với 1 thái độ nhiệt tình.

Sau khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với bạn, cuộc hội thoại tất nhiên sẽ được diễn ra, bạn lại tiếp tục phản hồi và đáp ứng. Lưu ý rằng việc phản hồi đáp ứng trong lúc này, không phải chỉ im lặng làm theo những gì trẻ yêu cầu hoặc chỉ trả lời câu hỏi của trẻ ( nếu có) mà bạn có thể phải nói những gì mà trẻ đang làm hoặc giải thích cho trẻ biết về những cảm giác, những suy nghĩ của bạn về những ý tưởng của trẻ.

Bạn cũng có thể nhại lại giọng nói bập bẹ của trẻ, những âm giọng mà trong quá trình giao tiếp trẻ đã phát ra, hoặc sao chép hành động biểu cảm, lời nói của trẻ để tiếp tục mở rộng thêm vốn câu từ cho trẻ.

Ví dụ:

Trẻ: Trẻ đang cố gắng dùng tay xoay nắp hộp, với mong muốn được mở nắp hộp, lại vừa lắc đầu và phát ra âm / chắt, chắt/

Mẹ quan sát nhìn thấy và nói: Con muốn mở hộp à! Mẹ nhại lại âm của trẻ /chắt, chắt…/ Sao mà khó quá vậy!

Trong tình huống trên mẹ đã giúp mở rộng thêm vốn từ vựng cho trẻ bằng câu nói rất tự nhiên/con muốn mở nắp hộp à / Sao mà khó quá vậy!

Cần ghi nhớ rằng:” Trẻ chỉ thích giao tiếp với bạn, khi mà bạn đang nói về những gì mà trẻ đang quan tâm và thích thú. Đừng bao giờ hướng trẻ nói về những gì mà chính bạn đang quan tâm và thích thú.

Để có được nhiều những buổi nói chuyện với trẻ đầy thú vị, bạn cần quan tâm đến những tình cảm và cảm xúc của trẻ.

Tình cảm và cảm xúc:

Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi đã thể hiện rất rõ tình cảm của mình với ba mẹ và cũng rất nhạy cảm với những tình cảm của ba mẹ dành cho trẻ. Trong thời gian này, ba mẹ nên giúp trẻ làm quen với các từ vựng thể hiện tình trạng cảm xúc như: Ôi chao! Con của mẹ buồn rồi hoặc Ôi con ăn hết rồi à, mẹ vui quá đi.

Biết thể hiện cảm xúc của mình, kết hợp với việc dùng các từ ngữ diễn tả tâm trạng của mình là nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ trong tương lai, nó còn giúp cho trẻ hiểu được cảm xúc của người khác và hình thành những mối quan hệ tích cực trong xã hội về sau.

Thông thường mọi người thường có chung một suy nghĩ, trò chơi không mang lại ích lợi gì cả, thật ra chính trò chơi mang lại cho trẻ những kỹ năng phát triển cảm xúc, nhận thức, kể cả ngôn ngữ.

Trò chơi đóng vai

Trò chơi tưởng tượng hay trò chơi đóng vai, tất cả những trò chơi đều mang đến cho trẻ những cơ hội để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, vì trò chơi luôn mang đến cho trẻ sự vui tươi, mà trẻ học được nhiều câu, từ và phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, khi mà trẻ ở trong tâm trạng vui tươi và hạnh phúc.

Trò chơi còn giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình và biết đồng cảm với những cảm xúc của người khác.

Vi dụ mẹ và bé đang chơi trò chơi đóng vai giúp đưa gấu bông đi khám bệnh:

Mẹ sẽ nói : Gấu bông đang bệnh, cảm thấy không ổn, nên cần đi khám bệnh, vì bị bệnh nên Gấu bông cần phải được chăm sóc nhẹ nhàng ân cần, không được lôi kéo Gấu bông.

Bé chú ý quan sát mẹ và bắt chước những cử chỉ nhẹ nhàng vuốt ve, an ủi Gấu bông như muốn đồng cảm với người bạn Gấu bông.

Âm nhạc ( hát múa, vận động theo lời bài hát)

Trẻ đã có những biểu hiện thích nghe hát và vận động theo lời bài hát ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ như thường lắc lư đầu hoặc nhịp chân khi nghe tiếng nhạc… Vậy tại sao trẻ khiếm thính lại không có cơ hội thực hiện điều này? Không có sự khác biệt nào ở đây cả. Chỉ cò điều là ba mẹ có cho trẻ khiếm thính cơ hội này không! Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính được nghe nhạc và nhún nhẩy theo lời bài hát, bằng cách ba mẹ có thể bật nhạc và nhún nhấy theo nhạc để trẻ có thể bắt chước.

Theo nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học ngôn ngữ và phát triển những kỹ năng giao tiếp rất nhanh nếu được tiếp cận sớm với âm nhạc, chúng ta thấy rõ điều này, kể cả người lớn cũng đều thuộc lời bài hát nhanh hơn là học thuộc lòng bài diễn thuyết.

Sách truyện- Bài thơ.

Trẻ con rất thích được đọc sách xem truyện, trẻ thường rất thích lật từng trang sách, xem hình ảnh vui nhộn và đẹp trên những trang sách, thậm chí trẻ lại tự phát ra những âm bập bẹ như thể hiện cho mọi người biết là trẻ đang đọc sách.

Đọc sách cho trẻ nghe là hoạt động phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ, thông qua các nhân vật trong truyện giúp trẻ biết được tên gọi một số vật, hành động,và tính cách của nhân vật, phát triển số vốn từ biểu hiện cảm xúc, thậm chí phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các câu thoại trong truyện hình thành kỹ năng đọc cho trẻ, làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ sau này.

Có nhiều phụ huynh lo lắng rằng: Liệu trẻ khiếm thính có cần loại đồ chơi hay loại sách đặc biệt nào để phát triển các kỹ năng cho trẻ không? Đây không phải là vấn đề cần phải quan tâm, trẻ sẽ chơi bất kỳ những món đồ chơi nào mà trẻ thích giống như bao trẻ khác.

Chủ yếu là tổ chức hoạt động trò chơi như thế nào để thu hút trẻ, trẻ được tham gia tích cực trong hoạt động trò chơi. Trẻ sẽ được thoải mái phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, nếu được hòa mình trong môi trường vui nhộn.

Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Xin phụ huynh vui lòng ghi nhận rằng: Kỹ năng giao tiếp luôn được phát triển ở mọi lúc, mọi nơi, và luôn được diễn ra một cách tự nhiên, không chỉ được thực hiện như 1 tiết dạy.

Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đây mới chính là những cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.

Ba mẹ có thể tận dụng những cơ hội tự nhiên như giờ ăn, giờ ngủ, lúc tắm cho trẻ, thay quần áo…

Ví dụ: Trong giờ ăn mẹ có thể chơi trò chơi thay phiên đút nhau ăn

Mẹ: Nào há miệng ra : Cháo bay vào nè.

Trẻ: Aaa!Um um,

Mẹ: Ôi hoan hô! Cháo bay vào miệng rồi. Bây giờ cho cơm và thịt bay vào miệng mẹ nhá.

Trẻ gật đầu đắc ý:/ Mm/ mom/ mom

Mẹ nói: cơm thịt bay vào miệng nha.

Nếu trò chơi này được diển ra vài lần, trong không khí vui nhộn như vậy, dần dần trẻ sẽ học được tên của hai loại thực phẩm Cháo và Cơm, kỹ năng thay phiên nhau trong quá trình chơi và nhiều cấu trúc câu khác, nếu được mẹ chú ý mở rộng thêm.

Tận dụng thêm những cơ hội bất ngờ, nhưng lại hết sức tự nhiên như:

Khi có tiếng gõ cửa hoặc tiếng xe của ai đó: Mẹ nhìn trẻ và nói: Ba về đó/ hoặc mẹ về kìa.

Có tiếng chó sủa bên ngoài: mẹ nhìn bé, tay chỉ vào tai biểu hiện yêu cầu chú ý lắng nghe, rồi nói: Ôi con Nô lại đói bụng rồi.

Thông qua những cơ hội tự nhiên như vậy, dần dần trẻ sẽ học được các cụm từ : Ba/ mẹ về đó. Con Nô đói bụng, tập kỹ năng chú ý lắng nghe trước khi nói.

Tham gia các sự kiện, những buổi tiệc sinh nhật của bạn bè, các buổi đi chơi ngoài trời cũng là những cơ hội tuyệt vời để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ.

Sự tham gia hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình:

Người can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, đặc biệt là trẻ khiếm thính không chỉ là bác sĩ, chuyên gia, giáo viên, ba mẹ, cần ghi nhớ rằng, các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và can thiệp cho trẻ ví dụ như: Ông, bà, anh, chị, em của trẻ hoặc các cô, chú, dì… ( nếu có và đang sống chung với gia đình trẻ).Trẻ được tiếp cận và giao tiếp với nhiều người sẽ học được đa dạng ngôn ngữ, trãi nghiệm nhiều cách giao tiếp sẽ có kỹ năng uyển chuyển trong cách ứng xử.

Phụ huynh chỉ cần nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nên đối diện với trẻ (mặt đối mặt) mỗi khi cần tương tác với trẻ, cố gắng lắng nghe trẻ và khuyến khích có sự thay phiên nhau trong khi giao tiếp.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sử dụng ngôn ngữ lời nói hay sử dụng ngôn ngữ dấu trong giao tiếp, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính cần lưu ý đến máy trợ thính hay nói cách khác:” Các Thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc nghe:” mà con bạn đang sử dụng, phải đảm bảo rằng chúng đang hoạt động tốt, điều này đồng nghĩa với việc con bạn đang được nghe một cách trọn vẹn lời nói của bạn hoặc của người khác.

Nếu con bạn đang sử dụng Máy trợ thính, bạn nên kiểm tra :

1.Máy không bị hỏng ở bất cứ bộ phận nào (không có bộ phận nào bị tháo rời ra).

2. Núm tai phải sạch, không có ráy tai bám vào.

3. Ống dẫn từ núm tai đến máy trợ thính phải sạch, đảm bảo không có vật gì làm tắc nghẽn ống dẫn.

4. Pin của máy hoạt động tốt.

5. Chất lượng âm thanh của máy tốt (có tiếng rít liên tục, không bị gián đoạn, lúc to, lúc nhỏ).

Nếu con bạn đang sử dụng Điện cực ốc tai, bạn nên kiểm tra:

1.Máy vẫn còn nguyên vẹn

2.Đèn thông báo tình trạng Pin có đang hoạt động tốt không?

3.Đã bật máy chưa?

Nếu các thiết bị hỗ trợ nghe có những vấn đề không ổn, bạn cần liên hệ ngay với nhà Thính học, giáo viên giảng dạy chuyên ngành trẻ khiếm thính để kịp thời sửa chữa cho trẻ, cố gắng không để trẻ bị gián đoạn việc nghe trong thời gian dài, với lý do là máy đang phải sửa chữa.

Đôi khi có những tình huống, trẻ tự tháo máy ra khỏi tai, điều này có khả năng trẻ không nghe được gì từ Máy trợ thính hoặc Điện cực ốc tai nên cảm thấy buồn chán.Đôi lúc trẻ cảm thấy khó chịu bởi Núm tai và tiếng hú của máy.Khi xảy ra những trường hợp trên, phụ huynh cần báo cho nhà Thính học và giáo viên chuyên ngành khiếm thính để có phương án hỗ trợ.

Một điểm mà phụ huynh phải lưu ý và cần ghi nhớ rằng: Khi trẻ khiếm thính đã được mang Máy trợ thính, đã được cấy Điện cực ốc tai là sẽ có sức nghe trở lại như trẻ nghe được. Trẻ khiếm thính sau khi được đeo máy hoặc cấy ốc tai vẫn cần có nhiều thời gian tập nghe, lắng nghe để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

Ngoài việc chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ và kỷ năng giao tiếp cho trẻ, phụ huynh cần tạo ra môi trường nghe tốt, trẻ sẽ dễ dàng nghe được lời nói để phát triển kỹ năng giao tiếp khi trẻ được ở trong môi trường yên tĩnh.Vì vậy khi nói chuyện với trẻ cần chú ý :

  1. Nếu ở trong phòng có TiVi đang hoạt động, thì bạn cần nên tắt Tivi để trẻ nghe lời nói của bạn rõ hơn hoặc cho máy giặt dừng lại khi bạn và trẻ đang ở gần thiết bị này, đảm bảo không có 1 thiết bị nào tạo ra tiếng ồn, làm cho trẻ khó nghe lời nói khi trẻ đang giao tiếp với bạn hoặc ai đó.
  1. Đóng cửa, kéo màn hoặc trãi thảm trên sàn để làm giảm tiếng ồn xuất phát bên ngoài phòng, nên lưu ý đến môi trường yên tĩnh, trước khi trẻ và bạn bắt đầu tương tác, nói chuyện hoặc chơi với nhau trong phòng.
  1. Khi nói chuyện và tương tác với trẻ, bạn nên lưu ý đến khoảng cách giữa bạn và trẻ, đảm bảo rằng khoảng cách giữa trẻ và người đối diện phải tối thiểu từ 2 đến 3 mét trong môi trường yên tĩnh.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dịch thuật Sao mộc ( sinh viên khoa Anh) trường Đại học UEF.

Hội chứng Asperger

Hội chứng Asperger có liên quan gì với Tự Kỷ?

Hội chứng Asperger cũng được biết đến với tên gọi Asperger’s disorder và được xem như là một dạng của Tự kỷ nhưng khi trẻ có hội chứng Asperger thì có nhận thức ( trí thông minh) ở mức từ trung bình hoặc trên trung bình, không có dấu hiệu phát triển chậm về ngôn ngữ (nói được các từ đơn khi lên 2 tuổi, nói cả cụm từ khi lên 3 tuổi).

Tự kỷ có những dấu hiệu yếu kém về các kỹ năng ở phạm vi rộng, ngược lại người có hội chứng Asperger thì không có biểu hiện yếu kém, hầu như không có biểu lộ rõ nét như người và trẻ bị Tự kỷ , tuy nhiên người /trẻ bị hội chứng Asperger cũng vẫn có những khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Người /trẻ bị hội chứng Asperger luôn có những hành vi ứng xử không uyển chuyển,gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ lời nói, có những đam mê mảnh liệt về một chủ đề chuyên môn nào đó,mong muốn được tương tác với ai đó, nhưng lại không biết kết thân và không biết bắt đầu thiết lập mối quan hệ với người khác như thế nào.

Nét đặc trưng của hội chứng Asperger:

Hội chứng Aperger đôi lúc được xem như là Tự kỷ khi được nhìn một cách tinh tế hơn và được đối chứng với những suy nghĩ lỗi thời trong quá khứ.Có một số giả thiết đã phản biện rằng những dấu hiệu bao gồm những triệu chứng của Asperger đều hoàn toàn khác với Tự kỷ.

Những tranh luận lại tiếp tục xảy ra khi các nhà chuyên môn thực hiện bộ công cụ chẩn đoán DSM-5.

Ngưởi có hội chứng Aperger có giọng nói như người máy, đều đều không có ngữ điệu, không thể thu hút sự chú ý từ người nghe, thường trình bày những chủ đề kỳ quặc, không phải là mối quan tâm của mọi người.

Người có hội chứng Asperger thường có khuynh hướng hiểu ngôn ngữ một cách máy móc ( hiểu nghĩa của từng từ trong câu) không thể hiểu tiếng lóng, từ văn chương hoặc những từ ngữ không chính thức) ví dụ: Tối rồi chị ở lại ăn cơm nha-Có thể hiểu,nhưng nếu nói : Tối rồi ở lại dùng bữa nha- không thể hiểu hoặc có thể hiểu cụm từ :’’ Đi uống rượu nhưng lại không hiểu từ Đi nhậu.

Không thể dự đoán được những cảm xúc trong lời nói hoặc gương mặt của đối phương khi giao tiếp.

Không giống như Tự Kỷ luôn thờ ơ xa lánh, không muốn giao tiếp với mọi người

Ngược lại người bị hội chứng Asperger thì rất mong muốn tương tác với người khác nhưng lại không biết cách nào để giao tiếp cho thích hợp.

Họ luôn có cảm giác cô đơn,có thể sống cuộc sống độc lập, đôi khi thành công với việc làm mà họ thích.

Chính vài điểm hoàn hảo nêu trên đã gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện ra người bị hội chứng Asperger hoặc chẩn đoán muộn, bởi hành vi của họ không phải lúc nào cũng gây rối, lại có những biểu hiện cực kỳ thông minh.Vì vậy giáo viên dễ nhận định sai về hành vi của trẻ bị hội chứng Asperger.

Bài viết từ nguồn tài liệu học online của khóa học freecourses.derby.ac.uk.

Niềm Tin cùng nhóm dịch thuật Sao mộc ( Sinh viên khoa Anh trường Đại học UEF) thực hiện.

Những thách thức của trẻ khiếm thính và gia đình trẻ.

Những thách thức của trẻ khiếm thính và gia đình của trẻ

Trong những năm đầu đời, não của trẻ luôn trong giai đoạn phát triển và từng bước hệ thống hóa các chức năng để hoạt động cho những năm sau. Nếu vì một lý do nào đó, mà trẻ không thể tiếp cận được với các hoạt động giao tiếp và ngôn ngữ, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của 1 số các kỹ năng sau :kỹ năng trí nhớ, kỹ năng hệ thống hóa trong suy nghĩ, giải quyết các vấn đề và phát triển kỹ năng xã hội.

Kỹ năng đầu tiên của trẻ là Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Tuy nhiên kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ có được phát triển và mở rộng hay không? Tất cả đều được quyết định bởi mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với Phụ huynh và các thành viên trong gia đình. Số vốn từ, khả năng sử dụng từ/ câu trong đối thoại giữa ba mẹ với con trẻ và các thành viên trong gia đình, là những mối quan hệ tương tác rất quan trọng trong thời gian trẻ bắt đầu bắt chước và tiếp nhận ngôn ngữ.

Việc học ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính, luôn là vấn đề thách thức của phụ huynh và trẻ

Phụ huynh với việc mât thính lực của con.

Phụ huynh có con là trẻ khiếm thính, trong những giai đoạn đầu thông thường luôn bối rối, cảm thấy lo lắng, đôi lúc lại thiếu tự tin khi tham gia cùng với trẻ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.Một số phụ huynh khác thì lại cho rằng cần tim một phương pháp nào khác, đơn giản hơn để giải quyết trong trường hợp, ba mẹ không thể hiểu và giao tiếp với trẻ.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, trong những năm đầu đời, chỉ sử dụng duy nhất 1 phương pháp đó là giao tiếp và nắm bắt ý tưởng, phương pháp này được thực hiện đồng nhất cho tất cả trẻ cũng như mọi người, nó được thực hiện thông qua hành động: nụ cười, nét mặt, cử chỉ.

Như đã đề câp ở trên, đối với trẻ khiếm thính ba mẹ nên nhớ rằng trẻ cần có nhiều buổi giao tiếp, tương tác trò chuyện và tiếp cận với nhiều câu từ phong phú, có rất nhiều cơ hội giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm của ba mẹ.

Để giải quyết những thách thức nêu trên, ba mẹ cần những hỗ trợ đầu tiên như sau:

  1. Hỗ trợ từ Nhà thính học giúp Phụ huynh hiểu rõ về các công nghệ kỹ thuật của các thiết bị như máy trợ thính, điện cực ốc tai, cấy ghép thính giác xương và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng tối đa các tần suất khuếch đại âm thanh của các thiết bị và cách bảo quản các thiết bị trong các môi trường hoạt động mà mục tiêu cần đạt: Giúp trẻ nghe rõ hơn trong mọi tình huống.

2.Giáo viên chuyên biệt, chuyên ngành khiếm thính:

Giáo viên cung cấp các thông tin liên quan về tâm lý và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính. Giáo viên hướng dẫn hỗ trợ phụ huynh thực hành các buổi giao tiếp/ hội thoại với trẻ tại gia đình, giáo viên còn giúp phụ huynh kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Chuyên gia chỉnh âm và Âm ngữ trị liệu.

( hình ảnh mang tính chất minh họa)

Để học ngôn ngữ được tốt hơn, việc nghe và lắng nghe là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc học ngôn ngữ của tất cả trẻ em.

Nghe là bước 1 trong hoạt động thính giác của trẻ, là nền tảng cho việc học ngôn ngữ:

Tai của trẻ đã hình thành đầy đủ trong giai đoạn trước khi sinh, thậm chí trẻ đã bắt đầu nghe được âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên việc nghe, chỉ được xem là bước 1, trong lộ trình hoạt động thính giác của trẻ, các dây thần kinh thính giác được hình thành mang những âm thanh nghe được từ tai đến não. Như vậy việc nghe của trẻ trong giai đoạn này được xem là Nghe không có chủ đích.

Như chúng ta biết não của trẻ phát triển rất nhanh trong 3 năm đầu đời. Chuyện gì xảy ra nếu thính giác của trẻ không họat động? Có nghĩa là các dây thần kinh thính giác không mang được âm thanh đến não. Trẻ sẽ sống trong thế giới không có âm thanh, không nghe được cả âm giọng và lời nói. Do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải kích thích hoat động thính giác sớm, để làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ của trẻ sau này.

Lắng nghe là bước 2 trong lộ trình hoạt động thính giác

Để phát ra được những âm bập bẹ như là lời nói đầu tiên, trẻ đã phải lắng nghe các từ hàng trăm lần. Đến năm lên 4 tuổi trẻ đã có khẳ năng lắng nghe đến 45 triệu từ. Như vậy việc nghe trong giai đoạn này được xem là Nghe có chủ đích.

Máy trợ thính và cấy điện cực ốc tai

Được xem là các thiết bị hỗ trợ việc nghe cho trẻ khiếm thính,nó tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận với thế giới âm thanh, giúp cải thiện bước 1 trong lộ trình hoạt động thính giác của trẻ khiếm thính. Các thiết bị nêu trên, nếu được cung cáp phù hợp với độ mất thính lực của trẻ, đồng thời trẻ khiếm thính được tiếp cận với các thiết bị ấy càng sớm, càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ từ 0 đến 2 tuổi, thì khả năng học ngôn ngữ của trẻ sẽ được phục hồi tốt.

Môi trường học ngôn ngữ ngẫu nhiên

Trẻ học được ngôn ngữ lời nói thông qua việc nghe một cách ngẫu nhiên, khoảng 90% thông tin mà trẻ có được, thường là do tình cờ nghe được của ai đó, hoặc được nghe rất nhiều lần trong bất kỳ tình huống tự nhiên nào đó,nên trẻ biết được tên gọi, công dụng, tính chất, khí chất… của 1 vật dụng, hoặc hành động nào đó, đều nhờ vào việc nghe một cách ngẫu nhiên và trẻ khiếm thính học ngôn ngữ giống như vậy.

Ví dụ: Trẻ đưa ngón tay vào miệng, nhìn mẹ nói / mum, mum/

Mẹ cười đưa cho trẻ 1 bình sữa và nói:’ Uống sữa hả con. Mẹ biết rồi sữa của con đây:”

Hành động của mẹ là đưa bình sữa và nói:” Uống sữa hả con. Mẹ biết rồi sữa của con đây:” được lập lập lại rất nhiều lần trong ngày và hàng tuần, thậm chí hàng tháng, trẻ được nghe nhiều lần, nhìn thấy nhiều lần, trẻ hiểu được cái bình mà mẹ đưa cho trẻ được gọi là bình sữa và chất lỏng trong bình đó được gọi là sữa, các hoạt động kể cả hành động của người lớn luôn đi kèm với lời nói, được trẻ chú ý quan sát và lắng nghe có chủ đích là cơ hội giúp phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Trẻ cũng có thể lắng nghe có chủ đích trong các tình huống khác, ví dụ như mẹ nhờ ai đó lấy hộ bình sữa cho trẻ, hay ai đó giúp khuấy sữa cho trẻ. Các tình huống nêu trên được diễn ra 1 cách tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng lại tự nhiên giúp trẻ học được từ bình sữa và sữa

Tuy nhiên đối với trẻ khiếm thính việc học ngôn ngữ một cách ngẫu nhiên là một điểm hạn chế, do trẻ gặp khó khăn trong việc nghe. Trẻ chỉ nhận được thông tin hoặc học ngôn ngữ, khi ai đó trực tiếp đến trước mặt trẻ và nói cho trẻ nghe.Chính vì thế mà trẻ khiếm thính cần được bù đắp điểm hạn chế này, là học ngôn ngữ ngẫu nhiên trong môi trường tự nhiên kết hợp với việc mang máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai

Ba mẹ của trẻ khiếm thính nên dành nhiều thời gian giao tiếp để chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Lưu ý rằng: Khi nói chuyện với trẻ, giao tiếp hoặc chơi với trẻ, ba mẹ phải đảm bảo rằng các thiết bị trợ giúp việc nghe của trẻ như: máy trợ thính, điện cực ốc tai… đều phải đang trong tình trạng hoạt động tốt.

Bài viết có tham khảo tài liệu Helping your deaf child to develop language and communication from 0 to 2 years của tổ chức ndcs.

Niềm tin cùng với nhóm dịch thuật Sao mộc ( sinh viên trường đại học UEF)

Giao tiếp và ngôn ngữ có khác nhau không?

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính từ 0 đến 2 tuổi ( phần 1)

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, có vài người đã thắc mắc giữa giao tiếp và ngôn ngữ có giống nhau không?Chúng ta bắt đầu quan sát về trẻ nói chung

Giao tiếp và ngôn ngữ không giống nhau.

Giao tiếp

Giao tiếp được xem là quá trình trao đổi hai chiều, giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và hình thành mối quan hệ với người khác, ngoài ra giao tiếp còn giúp cho mọi người hiểu nhau. Mọi người có thể dùng nhiều cách để giao tiếp với nhau như: Nói, sử dụng ngôn ngữ dấu, giao tiếp bằng mắt, cử chĩ điệu bộ, biểu hiện gương mặt. Đối với trẻ giao tiếp tốt là điểm khởi đầu cho việc phát triển ngôn ngữ.

Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ có liên quan đến: Từ, cụm từ, văn phạm, bao gồm cách diễn đạt để người khác hiểu được như là cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ còn dùng để phản ánh khả năng suy nghĩ và được thể hiện qua lời nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng, trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng thông thường không có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói chỉ sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người lớn

Những biểu hiện giao tiếp của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đã bắt đầu giao tiếp với mọi người ngay khi vừa mới sinh ra vài phút, trẻ đã lập tức gửi những thông điệp đến cho mọi người bằng việc sử dụng cử chỉ điệu bộ để giúp mọi người hiểu và nhận ra trẻ đang muốn gì ví dụ như là:

  • Trẻ biểu hiện những càm xúc thoải mái hoặc khó chịu, đói bụng bằng ngôn ngữ tiếp nhận như trẻ thì thầm, khóc, cười, uốn éo thân mình.
  • Mỗi khi thú vị điều gì, thì trẻ đưa mắt tìm kiếm, nhìn hoặc vươn người tới…

Khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ lời nói kết hợp với từ hoặc cụm từ để giúp mọi người hiểu trẻ ví dụ như:

Trẻ đưa ngón tay vào miệng, nhìn mẹ nói: Mẹ / mum, mum/

Dựa trên ngữ cảnh này, người đứng ngoài sẽ không hiểu trẻ muốn gì? Nhưng mẹ của trẻ sẽ hiểu ngay là trẻ muốn bú sữa.

Mẹ cười đưa cho trẻ 1 bình sữa và nói:’ Uống sữa hả con. Mẹ biết rồi sữa của con đây:”

Ba mẹ/ người nuôi dưỡng của trẻ luôn có kỹ năng quan sát, nhạy cảm và tinh vi trong việc hiểu trẻ hơn những người khác, chính vì có kỹ năng tự nhiên này, nên Phụ huynh luôn là người giao tiếp tốt nhất với trẻ và cũng là người giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua những buổi tương tác như thế trong các sinh hoạt hằng ngày.

Dựa vào ngữ cảnh trên, người mẹ đã phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hành động đưa bình sữa cho trẻ và câu nói: Uống sữa hả con? Mẹ biết rồi sữa của con đây.

Có rất nhiều nguyên nhân, trường hợp tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của từng cá nhân trẻ, nhưng việc cho trẻ tiếp cận sớm với ngôn ngữ và giao tiếp là điều quan trọng cần thiết.

Mọi người đều dùng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp, nhưng bất cứ dùng ngôn ngữ nào, thì việc giao tiếp với trẻ trong những năm tháng đầu đời luôn là giai đoạn quan trọng.

Bài viết có tham khảo tài liệu (Helping your deaf child to develop language and communication 0-2 years) của tổ chức National Deaf Children’s Society

Nhóm dịch thuật Sao Mộc ( sinh viên trường Đại học UEF)

cùng với Niềm Tin