Lưu trữ danh mục: Sản Phẩm

Làm gì để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi

Ai cũng có những nỗi sợ hãi  trong thời kỳ thơ ấu, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ đã có những nỗi sợ hãi mà nó đã kéo dài theo năm tháng của mỗi con người đôi khi điều đó đã làm ảnh hưởng đến suốt cuộc đời còn lại của từng cá nhân. Nỗi sợ hãi còn đóng vai trò hình thành nên những hành vi, khả năng ứng phó và niềm tin của mỗi người trong tương lai.

Đặc biệt đối với trẻ, việc trẻ em thích nghi và cách giúp các em khống chế những nỗi sợ hãi tốt như thế nào sẽ ảnh hưởng đến tính quyết định tương lai của trẻ, ngược lại nếu trẻ không được động viên và hướng dẫn cách giải quyết để khống chế được nỗi sợ hãi của bản thân, đôi khi sẽ để lại hậu quả :Trẻ thiếu tự tin khi giải quyết các vấn đề trong tương lai.

Có nên dùng nỗi sợ hãi của con trẻ để giáo dục ngược lại cho trẻ không?

Có một câu chuyện như sau “Khi tôi còn nhỏ, một người đàn ông có biệt danh là “OLd Props” kiếm sống bằng nghề bán những chiếc gậy dài có đĩa chạc, được các bà nội trợ dùng để chống dây phơi quần áo nhằm tránh quần áo bị kéo lê trên mặt đất.Tất cả trẻ em trong khu phố đều sợ ông già và hét lên, có đứa chạy trốn ông, mỗi khi thấy ông đẩy xe cút kít chở đầy đạo cụ xuống phố”

Câu chuyện như trên là chuyện thường tình xảy ra đối với các bạn nhỏ, tuy nhiên có những phụ huynh lại lợi  dụng nỗi sợ hãi của con trẻ để giáo dục chúng bằng cách đe dọa chúng là sẽ giao chúng cho ông già OLD Props bất cứ khi nào chúng cư xử không đúng mực hoặc không vâng lời ba mẹ…

Với những lời đe đọa từ nhỏ của cha mẹ,Chị gái tôi gần đây đã tâm sự với tôi rằng chị ấy chưa bao giờ thực sự quên nỗi sợ đó và thậm chí bây giờ chị ấy vẫn thấy rùng mình khi nhìn thấy những người đàn ông già nua, luộm thuộm.

Dùng sự sợ hãi của trẻ để giáo dục ngược lại trẻ, thật sự đây không phải là phương pháp đúng thậm chí phương pháp này đã để lại những dấu ấn không tốt cho trẻ về uy tín của ba mẹ trong tương lai khi mà trẻ đã hiểu ra mọi vấn đề.

Những lỗi mà người lớn thường vi phạm

Thông thường cha mẹ chỉ  nói chuyện với con cái về những chuyện học tập hoặc giao việc cho con… hiếm khi bố mẹ nói về những điều mà con trẻ sợ hãi/lo lắng. Cha mẹ chỉ bắt đầu đề cập đến vấn đề sợ hãi của con trẻ khi cha mẹ nhận thấy nỗi đau khổ của trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc khi  trẻ có những biểu hiện những hành vi rối loạn lo âu.

Khi ấy ba mẹ mới bắt đầu quan tâm và đôi khi rối rít cuống cuồn tìm cách giải quyết các vấn đề.Thực tế cho thấy, khi cha mẹ phát hiện ra thì thật không may ,nỗi sợ hãi đã đến mức in sâu vào tâm trí trẻ trở thành những cơn san chấn tâm lý ở mức độ nhẹ hoặc nặng hơn…

Tại sao chúng ta không ngăn ngừa các tình huống này sớm hơn bằng những phương pháp trò chuyện, tâm sự với trẻ.

Chúng ta thường dễ dàng quên nói  với trẻ về những điều làm cho chúng lo lắng hoặc sợ hãi, đôi khi người lớn lại phớt lờ và xem chuyện sợ hãi của bọn trẻ là chuyện tầm thường không có giá trị.

Sử dụng phương pháp trò chuyện với trẻ về những nỗi sợ hãi, giúp trẻ nói lên những nỗi ưu tư lo sợ chính là giúp trẻ giải tỏa được nỗi lo âu, chúng ta không nên để trẻ tự cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực lo âu cho riêng bản thân.Mặt khác, không nên khuyến khích con bạn phớt lờ nỗi sợ hãi của chính bản thân mà không đưa ra phương hướng giải quyết.

Vai trò của người lớn ( ba mẹ, người chăm sóc trẻ ) cần lưu ý đến những mục tiêu: Giúp con giải quyết hoặc giúp con khống chế các cơn sợ hãi.

Thảo luận gián tiếp

Khi thảo luận với con trẻ về những nỗi sợ hãi. Ba mẹ nên bắt đầu câu chuyện từ những nỗi sợ hãi của chính ba mẹ và cách trải nghiệm của ba mẹ cùng những kinh nghiệm giải quyết và khống chế .Trong tình huống như thế trẻ thường thích lắng nghe các đề tài sợ hãi của ai đó, không liên quan đến bản thân của trẻ trước khi chia sẽ với ba mẹ  về nỗi sợ hãi của chính bản thân chúng.

Phương pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi:

Chúng ta cần lưu ý, đối với trẻ em nam việc nói  về những điều khiến các em sợ hãi, sâu thẳm bên trong không phải đơn giản và không phải lúc nào các em trai cũng dễ dàng chia sẻ với ba mẹ về những điều sợ hãi của chúng vì các em trai thường bị ảnh hưởng bới quan điểm chung của xã hội ( Con trai phải mạnh mẽ không được yếu đuối…)

Không chê cười hoặc chỉ trích, trêu chọc nỗi sợ hãi của trẻ

Ba mẹ nên chia sẻ và  hỏi thăm trẻ về những điều mà trẻ sợ hãi, đôi khi bạn sẽ ngạc nhiên về những nỗi sợ hãi của con,nếu trẻ được quan tâm và  được chia sẻ những lo âu sợ hãi với ai đó, điều này giúp trẻ làm giảm nhẹ  nỗi ám ảnh sợ hãi .

Nói chuyện với con trẻ về các vấn đề  mà trẻ sợ hãi không phải là việc làm lãng phí thời gian.Người lớn cần tôn trọng và lắng nghe những điều này từ con trẻ.

Bạn nên cố gắng hiểu con, động viên con vượt qua nỗi sợ hãi  hơn là chê cười con chỉ vì con có những nỗi sợ hãi ngây ngô hoặc đơn giản tầm thường theo cách suy nghĩ của bạn.

Cùng trẻ tìm ra những cách giải quyết

Ba mẹ nên khuyến khích con và cùng con đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề sợ hãi hơn là chỉ trích và chê bai con trẻ.

Bạn cần phải giải quyết mọi vấn đề  của con từ chuyện ăn uống đến việc học tập nhưng  bạn không nên vì lý do nào đó mà bỏ qua việc giải quyết những nỗi sợ hãi của con trẻ.Bạn nên giúp con trẻ nhận ra rằng tất cả những điều mà trẻ sợ hãi hoặc lo âu là chuyện mà mọi người ai cũng phải trãi qua, đây là điều bình thường không phải là bất thường hay không lành mạnh, nếu nhận ra được điều này, con bạn sẽ đối phó với nỗi sợ hãi của bản thân một cách tốt hơn.

Tiếp cận với nỗi sợ hãi

Tôi có một người em họ rất sợ nước, sợ học bơi, mỗi khi thấy nước trong hồ bơi, em ấy cảm thấy mình như hóa đá, lặng im, thấy vậy người cha đã ném em ấy xuống nước trong khi em ấy la hét giãy giụa, người cha làm vậy  với mong muốn giúp em ấy vượt qua nỗi sợ hãi về việc học bơi.

Kỳ thực là em ấy không thể vượt qua nỗi sợ hãi với giải pháp khống chế cơn sợ nước củ rích từ người cha đã thực hiện( tôi chắc rằng chúng ta sẽ nghe  nhiều những câu chuyện tương tự như thế).Chúng ta thường biết đối mặt hoặc nhận ra nỗi sợ hãi là một phần thiết yếu để vượt qua nó, nhưng cách làm của người cha đối với người em họ của tôi, đây không phải là cách giải quyết đúng cho tình huống nêu trên.

Như vậy việc khống chế những nỗi sợ hãi của con trẻ như thế nào được xem là phù hợp? Chúng ta chỉ có thể tóm lại một điều duy nhất :” Động viên và hỗ trợ trẻ:”

Chúng ta đều đã thấy có những cha mẹ đứng dưới nước, ngập đến thắt lưng  để động viên và khuyến khích con cái họ từng chút một tiến vào bờ hoặc bơi trong nước.

Cách tiếp cận này, chúng ta sử dụng với con khi chúng còn nhỏ, là cách sử dụng phù hợp nhất với con trẻ trong suốt quá trình lớn lên của chúng.Trong tình huống được mô tả nêu trên, đứa trẻ được hỗ trợ để đối mặt với điều mà nó sợ hãi , mặc dù có rất nhiều những ý kiến  và các vấn đề được thảo luận xung quanh các phương pháp giúp con trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, nhưng việc động viên khuyến khích con trẻ trong các tình huống nêu trên  đã chứng minh rằng đứa trẻ có khả năng để  vượt qua nỗi sợ hãi nếu được ai đó động viên từng bước một.

Chúng ta nên cố gắng giúp con cái của mình nhận ra rằng sợ hãi là một phần trong cơ chế phòng vệ của  mọi người , đôi khi chúng ta cần tôn trọng nỗi sợ hãi và cố gắng làm quen dần theo khả năng của bản thân, có thể tránh những tình huống hoặc các vật dụng mà trẻ cho rằng điều đó có thể gây tổn thương cho trẻ.

Ba mẹ nên giúp con trẻ nhìn nhận sự sợ hãi theo góc nhìn tích cực, đừng để sự sợ hãi chi phối quá nhiều trong cuộc sống. Ba mẹ cần giúp con cân bằng suy nghĩ tích cực khi con có những nỗi sợ hãi  và lo lắng, giúp con đương đầu và đối mặt của chúng.

Phương Dung ( Bài viết có tham khảo tài liệu Kids and confidence của PeTer AlFord)

Trước thềm năm học mới 2023-2024

Những tờ giấy được trao

Hành trang của chúng tôi vào ngày Chủ nhật 27/8/2023 là những tờ giấy được trang trí và nắn nót ghi tên các bé cùng với số tiền được lĩnh.

Hình ảnh máy bay bằng giấy lại xuất hiện trên trang giấy màu được gửi đến các bạn nhỏ trước thềm năm học mới chỉ là một tờ giấy thôi nhưng nó giúp các bạn nhỏ của chúng tôi vững tin hơn đế tiếp bước thêm một chặng đường học tập.

Các bạn vẫn tiếp tục bước,vẫn tiếp tục ngây thơ với những nụ cười hồn nhiên bên cô giáo, những gương mặt phụng phịu hờn ba/ mẹ và thầy cô khi được yêu cầu phải hoàn tất các bài tập về nhà hoặc phải theo những qui định của lớp học:

” Ứ ừ, Cái đầu này không hiểu đâu! Khó lắm:”

” Ngồi đẹp! Ngồi đẹp! hoài….”

Tất cả là những điều thật đáng yêu như một món quà dành tặng cho những ai suốt ngày bên các bạn. Để rồi trong những giây phút thảnh thơi nó lại trở thành động lực cho ba/mẹ và thầy cô vượt qua những gian nan.

Nỗi lo thầm kín:

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, có vài ông bố/ mẹ đã bị mất việc, nghĩ đến việc học của các con không khỏi nhói lòng.Nhiều câu hỏi luôn được đặt ra trong đầu của bậc làm cha mẹ: Làm gì đây? Giải quyết như thế nào?Tìm việc ở đâu đây? Hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng nụ cười vẫn phải nở trên môi với các con bởi cha mẹ mong muốn trên gương mặt bé nhỏ đáng yêu không mất đi một nụ cười hồn nhiên vì có chia sẻ với các con lắm thứ thì gương mặt đáng yêu có hiểu gì đâu về chuyện tiền nong sinh hoạt thường ngày,chỉ làm tăng thêm nét ngờ nghệch, vô tư đến lạ thường.

Một nút thắt đã được tháo gỡ

Năm học mới lại bắt đầu mang theo dấu hiệu của một nền kinh tế với các gam màu không mấy gì sáng sủa. Với khoản hỗ trợ học phí được trao kịp thời trước thềm năm học mới giúp làm nhẹ đi nỗi ưu tư của ba mẹ về việc học tập của các con.

Chúng ta tin rằng một tia nắng nhỏ có thể làm ấm cả một góc trời sau cơn mưa, mong Quí Phụ huynh vững lòng tin để đồng hành cùng các con bước tiếp hành trình trên chặn đường học tập.

Cám ơn tổ chức MSD- United Way đã trao món quà đầy ý nghĩa trước thềm năm học 2023-2024.

Cánh cửa khép-mở trong năm học 2022-2023

Dấu ấn năm 2022

Một năm có hai chiều cửa đóng và mở song hành với nhau sau đại dịch Covid 19. Kinh tế là vấn đề nổi cộm, giá xăng tăng giảm trong tháng 3 đến tháng 10 cùng nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng phải trân mình hứng chịu những khó khăn về giá cả, về lợi nhuận, về những đơn hàng bị tồn đọng.

Chỉ là một doanh nghiệp xã hội nhưng lại có những bước đi trãi nghiệm, xem như là một phép thử : Theo phương pháp góp vốn cho một- hai doanh nghiệp để nhận được nguồn lợi nhuận.

Từ nguồn lợi nhuận này đã giảm sút 30% so với kế hoạch trong năm 2022.Chiếc thuyền nhỏ đã có chiều hướng chao đảo chồng chềnh từ tháng 4 năm 2022.

Một cánh cửa có dấu hiệu khép lại.

Nguồn thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhỏ có dấu hiệu giảm sút được bắt đầu

Từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 9/ 2022 với nguồn thu bị giảm sút 10% từ 6,500,000/1 tháng đã giảm còn 5,850,000/ 1 tháng.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2022 giảm thêm 10% —> 5,200,000 VNĐ và tiên đoán có khả năng tiếp tục giảm trong bối cảnh thị trường giá xăng dầu biến động.

Một kế hoạch mới phải được ứng phó trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Có thể linh ứng với câu châm ngôn nêu trên: Cánh cửa này khép lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra…Cánh cửa không thể tự mở nếu không có sức người. PHẢI ĐI TÌM CÁNH CỬA MỞ THÔI.

Ứng dụng kiến thức Design thinking đã được học từ các lớp học ngắn hạn của Trung tâm Phát triển Cộng Đồng LIN.Thực hiện mẫu thử với vai trò Điều Phối các hoạt động của một cơ sở X để mơ mộng về một chương trình giáo dục hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật với hướng đi tạo ra một nguồn lợi nhuận từ việc hỗ trợ đánh giá tư vấn cho phụ huynh trong việc giảng dạy trẻ có rối loạn não bộ,có di chứng khó khăn trong việc học tập.

Khám phá một vùng đất mới để tìm một cánh cửa mở.

Bất kỳ ai đều có quyền được mơ ước .Tại sao lại không?

Mơ một lớp học có trẻ khuyết tật được học chung với các trẻ khác, chi phí thấp nhưng hiệu quả lại cao.

Mơ một sân chơi có đầy đủ các đồ chơi mà ở đó trẻ được tự do chơi và sáng tạo mà không bị chi phối bởi sự hướng dẫn của người lớn.Trẻ khuyết tật cùng các trẻ khác được quyền bình đẳng trong vui chơi, không bị giới hạn từ đồ chơi đến khu vực chơi.

Không phải như mơ!

Thực tế hoàn toàn khác xa với điều tưởng tượng,từ cơ sở vật chất, cách điều hành, mối quan hệ, cách ứng xử,tài chính… đều không có một tiếng nói chung cùng với mối quan tâm dành cho trẻ khuyết tật. Một cảm giác hụt hẩng xuất hiện và dường như lọt tỏm xuống một cái hố sâu.Thuyền chao đảo nhưng phải cố kìm vững tay chèo để con thuyền không úp ngược xuống dòng sông.Lúc này đây, chỉ biết quay thuyền về chốn cũ, bởi chỉ có chốn cũ là nơi bình yên nhất.Trở về thôi!

Trên chiếc thuyền quay về mang theo những mầm non bé nhỏ là thứ quí giá nhất, nhất định những chiếc mầm non cần được ươm mầm ở một vùng đất khác dưới sự hỗ trợ của cây cao bóng cả là nơi mà chúng bước ra.

Sống tỉnh thức là chốn bình yên.

Trong khoảnh khắc bối rối chỉ chọn một phương pháp tốt nhất:” Lặng yên để quay trở về bên trong tâm:” để hiểu và tự nhận khuyết điểm về một cái tâm đã bay nhảy,khời nguồn bởi một lòng tham vọng chứa đầy ảo tưởng.

Như con thú bị tên bắn, cần khoảng thời gian để dưỡng thương, không trách móc giận hờn bản thân, bởi tha thứ cho tâm được xem như tha thứ cho tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tâm phải cố gắng tĩnh thức và dằn vặt để chọn lựa: Quyền và Trách nhiệm, đã đưa những mầm non đến thì phải mang chúng trở về.Người nào gây ra thì chính người đó phải có cách giải quyết.

Cánh cửa mở ở đâu?

Nếu thay đổi cái lối suy nghĩ cứng nhắc :khi gặp khó khăn là bỏ cái cũ đi tìm cái mới nên thay vào củng cố cái cũ thay đổi phương cách thực hiện thích ứng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì cánh cửa sẽ dần mở.

Kết quả cho thấy dự án Cùng em đến trường được khai sinh để giải quyết những sai lầm trong quá khứ, phối hợp với tổ chức MSD-United Way thực hiện hỗ trợ học bổng cho trẻ khuyết tật có di chứng Rối loạn Tự kỷ năm học 2023-2024 là bước khởi động cho một năm học trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Cuối cùng Cánh cửa có mở được hay không đều phải tổng hợp từ các yếu tố: sự sáng tạo, vận dụng cơ hội, cách linh động ứng phó trước tình huống khó khăn.

Chào năm học mới 2023-2024 với một màu xanh hy vọng.

Làm cách nào để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp với trẻ khiếm thính?

Giới thiệu

Dù cho ba mẹ có chọn bất kỳ ngôn ngữ nào để giao tiếp với trẻ, có rất nhiều phương pháp đơn giản mà ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và học ngôn ngữ, đó là chọn những cơ hội thực tế gần gũi với trẻ trong các hoạt động thường ngày vi dụ như: Nói chuyện với trẻ trong giờ tắm cho trẻ, nói chuyện với trẻ trong giờ thay quần áo cho trẻ…

Có một số phụ huynh đã có những cảm giác như bị áp lực, lo âu và chán nản khi nghĩ đến tương lai của con, nên cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với con, nhiều phụ huynh đã tự hỏi: Phải mất bao lâu thì con tôi mới nói được?Tất cả việc này đều phụ thuộc ở phụ huynh, nếu phụ huynh nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý,chấp nhận sự thật dành nhiều thời gian cho con trẻ, thì khả năng phục hồi ngôn ngữ của trẻ sẽ là món quà vô giá cho phụ huynh.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng giao tiếp bằng mắt

Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, hành động đều là một phần khởi đầu trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Tất cả người lớn trong gia đình, dù trong gia đình trẻ nghe được hoặc gia đình có trẻ bị khiếm thính, họ đều có sử dụng một phần nào đó về cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi giao tiếp với trẻ. Điều này giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với ngôn ngữ. Tại sao?

Vì nét mặt, cử chỉ , điệu bộ giúp thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ có cơ hội được đối mặt với bạn, quan sát rõ khuôn mặt và môi của bạn, hình thành kỹ năng giao tiếp bằng mắt, chuẩn bị cho việc phát ra các âm bập bẹ, vì vậy khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là trẻ khiếm thính,bạn cần nên chú ý đến cường độ ánh sáng, không nên quay lưng lại với cửa sổ trong khi giao tiếp với trẻ, làm cho trẻ khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.

Bạn có thể hát và múa cho trẻ nghe , đây là hoạt động rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ vì nó gây được sự chú ý cho trẻ và mang tính vui nhộn.

Quan sát và chờ đợi:

Quan sát theo dõi để nắm bắt ý tưởng của trẻ, thật sự giúp chúng ta hiểu rằng trẻ đang mong muốn thể hiện điều gì trong khi giao tiếp.

Ngoài việc giúp chúng ta hiểu trẻ đang mong muốn điều gì, còn giúp chúng ta biết được trẻ thích thú cái gì, quan tâm việc gì, điều gì nhất và đang mong muốn để được đáp ứng điều đó.

Việc quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ sẽ giúp cho con bạn và bạn có được một tâm thế chuẩn bị khởi đầu cho việc hội thoại và tương tác với nhau, được diễn ra một cách tự nhiên.

Trẻ khiếm thính cần có khoảng thời gian lặng yên để cả hai bên cùng chờ đợi và nắm bắt ý tưởng lẫn nhau trước khi diễn ra buổi hội thoại, trong khi đối với trẻ nghe được thì rất hiếm khi có khoảng thời gian lặng yên này.Khoảng thời gian quan sát và chờ đợi để nắm bắt ý tưởng của trẻ khiếm thính, có thể là 1 khoảng thời gian im lặng khá dài, đôi lúc làm cho ba mẹ phải sốt ruột, chán nản và mệt mỏi, nhưng chúng ta cần phải cố gắng kiên trì, có thể gây chú ý cho trẻ bằng cách thử ngồi đối diện với trẻ cùng với món đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích. Nếu trẻ cần thêm thời gian cho việc kết nối -giao tiếp để diễn ra buổi hội thoại, thì hãy kiên trì và hào phóng cho trẻ thêm thời gian.

Khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với ba mẹ, cũng chính là lúc trẻ học được kỹ năng biết thay phiên nhau trong khi nói chuyện và hội thoại với người khác.

Nếu trẻ đã bắt đầu kết nối được với ba mẹ, nhiệm vụ của ba mẹ là phản hồi/ đáp ứng ngay với trẻ, sự đáp ứng hay phản hồi trong khoảng thời gian này được xem như là một thông điệp thông báo cho trẻ biết rằng: Bạn cũng đang rất thích thú những gì trẻ đang quan tâm, mặt khác sự phản hồi của bạn cũng được xem như là lời thông báo cho trẻ biết rằng bạn đang quan tâm, chú ý và tôn trọng những nỗ lực phản hồi trong giao tiếp của trẻ.

Việc ba mẹ phản hồi lại với trẻ có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn giản khác nhau:

  • Bạn biểu lộ sự vui sướng qua khuôn mặt với một nụ cười rạng rỡ/ sảng khoái.
  • Bạn giơ tay vẫy vẫy tỏ vẻ vui sướng.
  • Bạn giơ ngón tay cái biểu hiện lời khen:” con giỏi quá:”
  • Bạn sử dụng giọng nói với âm giọng hơi cao để lộ vẻ thán phục:” Ôi! Hay quá:”
  • Bạn trả lời câu hỏi của con hoặc giúp con làm việc gì đó, với 1 thái độ nhiệt tình.

Sau khi trẻ đã bắt đầu kết nối giao tiếp với bạn, cuộc hội thoại tất nhiên sẽ được diễn ra, bạn lại tiếp tục phản hồi và đáp ứng. Lưu ý rằng việc phản hồi đáp ứng trong lúc này, không phải chỉ im lặng làm theo những gì trẻ yêu cầu hoặc chỉ trả lời câu hỏi của trẻ ( nếu có) mà bạn có thể phải nói những gì mà trẻ đang làm hoặc giải thích cho trẻ biết về những cảm giác, những suy nghĩ của bạn về những ý tưởng của trẻ.

Bạn cũng có thể nhại lại giọng nói bập bẹ của trẻ, những âm giọng mà trong quá trình giao tiếp trẻ đã phát ra, hoặc sao chép hành động biểu cảm, lời nói của trẻ để tiếp tục mở rộng thêm vốn câu từ cho trẻ.

Ví dụ:

Trẻ: Trẻ đang cố gắng dùng tay xoay nắp hộp, với mong muốn được mở nắp hộp, lại vừa lắc đầu và phát ra âm / chắt, chắt/

Mẹ quan sát nhìn thấy và nói: Con muốn mở hộp à! Mẹ nhại lại âm của trẻ /chắt, chắt…/ Sao mà khó quá vậy!

Trong tình huống trên mẹ đã giúp mở rộng thêm vốn từ vựng cho trẻ bằng câu nói rất tự nhiên/con muốn mở nắp hộp à / Sao mà khó quá vậy!

Cần ghi nhớ rằng:” Trẻ chỉ thích giao tiếp với bạn, khi mà bạn đang nói về những gì mà trẻ đang quan tâm và thích thú. Đừng bao giờ hướng trẻ nói về những gì mà chính bạn đang quan tâm và thích thú.

Để có được nhiều những buổi nói chuyện với trẻ đầy thú vị, bạn cần quan tâm đến những tình cảm và cảm xúc của trẻ.

Tình cảm và cảm xúc:

Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi đã thể hiện rất rõ tình cảm của mình với ba mẹ và cũng rất nhạy cảm với những tình cảm của ba mẹ dành cho trẻ. Trong thời gian này, ba mẹ nên giúp trẻ làm quen với các từ vựng thể hiện tình trạng cảm xúc như: Ôi chao! Con của mẹ buồn rồi hoặc Ôi con ăn hết rồi à, mẹ vui quá đi.

Biết thể hiện cảm xúc của mình, kết hợp với việc dùng các từ ngữ diễn tả tâm trạng của mình là nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ trong tương lai, nó còn giúp cho trẻ hiểu được cảm xúc của người khác và hình thành những mối quan hệ tích cực trong xã hội về sau.

Thông thường mọi người thường có chung một suy nghĩ, trò chơi không mang lại ích lợi gì cả, thật ra chính trò chơi mang lại cho trẻ những kỹ năng phát triển cảm xúc, nhận thức, kể cả ngôn ngữ.

Trò chơi đóng vai

Trò chơi tưởng tượng hay trò chơi đóng vai, tất cả những trò chơi đều mang đến cho trẻ những cơ hội để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, vì trò chơi luôn mang đến cho trẻ sự vui tươi, mà trẻ học được nhiều câu, từ và phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, khi mà trẻ ở trong tâm trạng vui tươi và hạnh phúc.

Trò chơi còn giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình và biết đồng cảm với những cảm xúc của người khác.

Vi dụ mẹ và bé đang chơi trò chơi đóng vai giúp đưa gấu bông đi khám bệnh:

Mẹ sẽ nói : Gấu bông đang bệnh, cảm thấy không ổn, nên cần đi khám bệnh, vì bị bệnh nên Gấu bông cần phải được chăm sóc nhẹ nhàng ân cần, không được lôi kéo Gấu bông.

Bé chú ý quan sát mẹ và bắt chước những cử chỉ nhẹ nhàng vuốt ve, an ủi Gấu bông như muốn đồng cảm với người bạn Gấu bông.

Âm nhạc ( hát múa, vận động theo lời bài hát)

Trẻ đã có những biểu hiện thích nghe hát và vận động theo lời bài hát ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ như thường lắc lư đầu hoặc nhịp chân khi nghe tiếng nhạc… Vậy tại sao trẻ khiếm thính lại không có cơ hội thực hiện điều này? Không có sự khác biệt nào ở đây cả. Chỉ cò điều là ba mẹ có cho trẻ khiếm thính cơ hội này không! Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính được nghe nhạc và nhún nhẩy theo lời bài hát, bằng cách ba mẹ có thể bật nhạc và nhún nhấy theo nhạc để trẻ có thể bắt chước.

Theo nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học ngôn ngữ và phát triển những kỹ năng giao tiếp rất nhanh nếu được tiếp cận sớm với âm nhạc, chúng ta thấy rõ điều này, kể cả người lớn cũng đều thuộc lời bài hát nhanh hơn là học thuộc lòng bài diễn thuyết.

Sách truyện- Bài thơ.

Trẻ con rất thích được đọc sách xem truyện, trẻ thường rất thích lật từng trang sách, xem hình ảnh vui nhộn và đẹp trên những trang sách, thậm chí trẻ lại tự phát ra những âm bập bẹ như thể hiện cho mọi người biết là trẻ đang đọc sách.

Đọc sách cho trẻ nghe là hoạt động phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ, thông qua các nhân vật trong truyện giúp trẻ biết được tên gọi một số vật, hành động,và tính cách của nhân vật, phát triển số vốn từ biểu hiện cảm xúc, thậm chí phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các câu thoại trong truyện hình thành kỹ năng đọc cho trẻ, làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ sau này.

Có nhiều phụ huynh lo lắng rằng: Liệu trẻ khiếm thính có cần loại đồ chơi hay loại sách đặc biệt nào để phát triển các kỹ năng cho trẻ không? Đây không phải là vấn đề cần phải quan tâm, trẻ sẽ chơi bất kỳ những món đồ chơi nào mà trẻ thích giống như bao trẻ khác.

Chủ yếu là tổ chức hoạt động trò chơi như thế nào để thu hút trẻ, trẻ được tham gia tích cực trong hoạt động trò chơi. Trẻ sẽ được thoải mái phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, nếu được hòa mình trong môi trường vui nhộn.

Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Xin phụ huynh vui lòng ghi nhận rằng: Kỹ năng giao tiếp luôn được phát triển ở mọi lúc, mọi nơi, và luôn được diễn ra một cách tự nhiên, không chỉ được thực hiện như 1 tiết dạy.

Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đây mới chính là những cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.

Ba mẹ có thể tận dụng những cơ hội tự nhiên như giờ ăn, giờ ngủ, lúc tắm cho trẻ, thay quần áo…

Ví dụ: Trong giờ ăn mẹ có thể chơi trò chơi thay phiên đút nhau ăn

Mẹ: Nào há miệng ra : Cháo bay vào nè.

Trẻ: Aaa!Um um,

Mẹ: Ôi hoan hô! Cháo bay vào miệng rồi. Bây giờ cho cơm và thịt bay vào miệng mẹ nhá.

Trẻ gật đầu đắc ý:/ Mm/ mom/ mom

Mẹ nói: cơm thịt bay vào miệng nha.

Nếu trò chơi này được diển ra vài lần, trong không khí vui nhộn như vậy, dần dần trẻ sẽ học được tên của hai loại thực phẩm Cháo và Cơm, kỹ năng thay phiên nhau trong quá trình chơi và nhiều cấu trúc câu khác, nếu được mẹ chú ý mở rộng thêm.

Tận dụng thêm những cơ hội bất ngờ, nhưng lại hết sức tự nhiên như:

Khi có tiếng gõ cửa hoặc tiếng xe của ai đó: Mẹ nhìn trẻ và nói: Ba về đó/ hoặc mẹ về kìa.

Có tiếng chó sủa bên ngoài: mẹ nhìn bé, tay chỉ vào tai biểu hiện yêu cầu chú ý lắng nghe, rồi nói: Ôi con Nô lại đói bụng rồi.

Thông qua những cơ hội tự nhiên như vậy, dần dần trẻ sẽ học được các cụm từ : Ba/ mẹ về đó. Con Nô đói bụng, tập kỹ năng chú ý lắng nghe trước khi nói.

Tham gia các sự kiện, những buổi tiệc sinh nhật của bạn bè, các buổi đi chơi ngoài trời cũng là những cơ hội tuyệt vời để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ.

Sự tham gia hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình:

Người can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, đặc biệt là trẻ khiếm thính không chỉ là bác sĩ, chuyên gia, giáo viên, ba mẹ, cần ghi nhớ rằng, các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và can thiệp cho trẻ ví dụ như: Ông, bà, anh, chị, em của trẻ hoặc các cô, chú, dì… ( nếu có và đang sống chung với gia đình trẻ).Trẻ được tiếp cận và giao tiếp với nhiều người sẽ học được đa dạng ngôn ngữ, trãi nghiệm nhiều cách giao tiếp sẽ có kỹ năng uyển chuyển trong cách ứng xử.

Phụ huynh chỉ cần nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nên đối diện với trẻ (mặt đối mặt) mỗi khi cần tương tác với trẻ, cố gắng lắng nghe trẻ và khuyến khích có sự thay phiên nhau trong khi giao tiếp.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sử dụng ngôn ngữ lời nói hay sử dụng ngôn ngữ dấu trong giao tiếp, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính cần lưu ý đến máy trợ thính hay nói cách khác:” Các Thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc nghe:” mà con bạn đang sử dụng, phải đảm bảo rằng chúng đang hoạt động tốt, điều này đồng nghĩa với việc con bạn đang được nghe một cách trọn vẹn lời nói của bạn hoặc của người khác.

Nếu con bạn đang sử dụng Máy trợ thính, bạn nên kiểm tra :

1.Máy không bị hỏng ở bất cứ bộ phận nào (không có bộ phận nào bị tháo rời ra).

2. Núm tai phải sạch, không có ráy tai bám vào.

3. Ống dẫn từ núm tai đến máy trợ thính phải sạch, đảm bảo không có vật gì làm tắc nghẽn ống dẫn.

4. Pin của máy hoạt động tốt.

5. Chất lượng âm thanh của máy tốt (có tiếng rít liên tục, không bị gián đoạn, lúc to, lúc nhỏ).

Nếu con bạn đang sử dụng Điện cực ốc tai, bạn nên kiểm tra:

1.Máy vẫn còn nguyên vẹn

2.Đèn thông báo tình trạng Pin có đang hoạt động tốt không?

3.Đã bật máy chưa?

Nếu các thiết bị hỗ trợ nghe có những vấn đề không ổn, bạn cần liên hệ ngay với nhà Thính học, giáo viên giảng dạy chuyên ngành trẻ khiếm thính để kịp thời sửa chữa cho trẻ, cố gắng không để trẻ bị gián đoạn việc nghe trong thời gian dài, với lý do là máy đang phải sửa chữa.

Đôi khi có những tình huống, trẻ tự tháo máy ra khỏi tai, điều này có khả năng trẻ không nghe được gì từ Máy trợ thính hoặc Điện cực ốc tai nên cảm thấy buồn chán.Đôi lúc trẻ cảm thấy khó chịu bởi Núm tai và tiếng hú của máy.Khi xảy ra những trường hợp trên, phụ huynh cần báo cho nhà Thính học và giáo viên chuyên ngành khiếm thính để có phương án hỗ trợ.

Một điểm mà phụ huynh phải lưu ý và cần ghi nhớ rằng: Khi trẻ khiếm thính đã được mang Máy trợ thính, đã được cấy Điện cực ốc tai là sẽ có sức nghe trở lại như trẻ nghe được. Trẻ khiếm thính sau khi được đeo máy hoặc cấy ốc tai vẫn cần có nhiều thời gian tập nghe, lắng nghe để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

Ngoài việc chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ và kỷ năng giao tiếp cho trẻ, phụ huynh cần tạo ra môi trường nghe tốt, trẻ sẽ dễ dàng nghe được lời nói để phát triển kỹ năng giao tiếp khi trẻ được ở trong môi trường yên tĩnh.Vì vậy khi nói chuyện với trẻ cần chú ý :

  1. Nếu ở trong phòng có TiVi đang hoạt động, thì bạn cần nên tắt Tivi để trẻ nghe lời nói của bạn rõ hơn hoặc cho máy giặt dừng lại khi bạn và trẻ đang ở gần thiết bị này, đảm bảo không có 1 thiết bị nào tạo ra tiếng ồn, làm cho trẻ khó nghe lời nói khi trẻ đang giao tiếp với bạn hoặc ai đó.
  1. Đóng cửa, kéo màn hoặc trãi thảm trên sàn để làm giảm tiếng ồn xuất phát bên ngoài phòng, nên lưu ý đến môi trường yên tĩnh, trước khi trẻ và bạn bắt đầu tương tác, nói chuyện hoặc chơi với nhau trong phòng.
  1. Khi nói chuyện và tương tác với trẻ, bạn nên lưu ý đến khoảng cách giữa bạn và trẻ, đảm bảo rằng khoảng cách giữa trẻ và người đối diện phải tối thiểu từ 2 đến 3 mét trong môi trường yên tĩnh.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dịch thuật Sao mộc ( sinh viên khoa Anh) trường Đại học UEF.