Giúp trẻ khiếm thính ghi nhớ các chữ số

Hoạt động trí nhớ của trẻ khi học Toán

Thông thường trẻ có thể ghi nhớ được lâu hay không đều tuỳ thuộc vào việc trẻ có tìm ra được kết quả của bài toán một cách dễ dàng hoặc là khó khăn.Trong trường hợp trẻ tìm ra kết quả bài toán một cách dễ dàng thì sẽ ghi nhớ lâu, nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra kết quả, trẻ sẽ không nhớ cách làm bài toán.

Chúng ta hãy xem xét hoạt động trí nhớ được thực hiện như thế nào? Hoạt động trí nhớ được thực hiện theo qui trình sau:

1. Ghi nhớ tạm thời tất cả các thông tin vào trí nhớ.

2. Trẻ sẽ dùng lượng thông tin có được trong trí nhớ tạm thời để giải quyết những vấn đề/ sự việc hoặc làm theo hướng dẫn của ai đó ngay tại thời điểm đó ví dụ như :sau khi nghe cô giải thích, trẻ thực hiện các bài tập toán ứng dụng ngay tại lớp.

3. Các thông tin mà trẻ đang sử dụng để làm bài tập Toán ứng dụng trong thời điểm này chỉ lưu trữ tạm thời trong não và dễ dàng mất đi nếu có một sự việc bất ngờ nào đó xảy đến với trẻ hoặc có một thông tin hấp dẫn nào đó chen ngang, ngay lập tức lượng thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời sẽ bị xoá mất.

Ví dụ: Trẻ đang làm bài tập ứng dụng bất ngờ bạn ngồi bên cạnh đưa cho trẻ xem một món đồ chơi nào đó mà trẻ rất thích lập tức các thông tin để trẻ xử lý bài tập toán ứng dụng đang lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời bị xóa mất, trẻ sẽ gặp khó khăn khi quay trở lại để xử lý các bài tập ứng dụng.

Trẻ khiếm thính gặp khó khăn rất nhiều trong việc ghi nhớ, trẻ thường lưu trữ thông tin trong trí nhớ tạm thời, vì vậy trẻ khiếm thính cần rất nhiều sự trợ giúp trong việc chuyển đổi thông tin từ trí nhớ tạm thời thành trí nhớ lâu dài.

Sau đây là một vài bài tập hoặc trò chơi giúp trẻ ghi nhớ

Những khó khăn mà trẻ khiếm thính thường phải đối mặtMột số phương pháp gợi ý để giải quyết và luyện tậpDiễn giải thêm
Khả năng chú ý và tập trungTạo một không gian yên tĩnh, đảm bảo trẻ không bị chi phối bởi bất cứ thông tin nào khác. Cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ như trò chơi: Xé dán một bức tranh, tìm cách lảm nổ một dây bong bóng. Cho trẻ nghỉ nếu trẻ mệt.Bạn ghi nhận thời gian mà trẻ tập trung chơi cho đến khi kết thúc.Trẻ nhanh chóng hoàn thành trò chơi với thái độ vui vẻ trong vài ngày, bạn cần lưu ý đến việc trẻ sẽ mau nhàm chán vì vậy cần nâng cao yêu cầu trò chơi hoặc thay đổi trò chơi trong vài ngày tiếp theo.

Trẻ tập trung để hoàn thành trò chơi đến mức mệt mỏi. Hãy nghỉ ngay đến việc trò chơi quá khó để đạt kết quả. Vì vậy bạn cần điều chỉnh để hạ thấp yêu cầu hoặc thay đổi trò chơi/ cách chơi phù hợp với khả năng trẻ.
Khả năng đặt số với số lượng tương ứng.Nên cho trẻ sử dụng hình ảnh có đính keo dán/ nhãn dán ( giáo cụ trực quan) trong các trường hợp nàyVí dụ: trẻ đang học số lượng 12, bạn nên cùng trẻ chơi trò chơi đếm các hình ảnh vật dụng trên bảng từ 1 đên12.

Bạn có thể xếp các hình ảnh này thành 3 hàng mỗi hàng có 4 hình ảnh đề trẻ đếm và giúp trẻ phát hiện ra các nhóm số lượng bằng nhau.
không thể tiếp nhận cùng một lúc từ một đến hai ý tưởng tương ứng như số và hình ảnhCung cấp từng bước và hướng trẻ tìm ra sự khác biệt giữa hai số lượng và sự khác nhau của hai chữ số.Ví dụ: Đặt 3 hình cái muỗng và 2 hình cái nĩa sau đó đặt số 3 dưới các hình có số lượng muỗng tương ứng và số 2 dưới các hình có số lượng nĩa tương ứng. Bạn giới thiệu cho trẻ phân biệt sự khác nhau giữa hai số lượng và hai số tương ứng, yêu cầu trẻ thực hành hoặc lặp lại những gì bạn đã nói bằng những câu hỏi : Có mấy cái muỗng và mấy cái nĩa hả con?
khó vận dụng những gì đã học vào thực tế trong cuộc sống.
Có thể sử dụng trò chơi tìm cặp số tương ứng với số lượng hoặc tìm vật dụng thực tế mà trẻ thường sử dụng để thực tập.Sử dụng trò chơi gần như trò chơi Domino tìm các cặp tương ứng 3 với 3 hoặc 2 với 2 điều này giúp trẻ cùng một lúc ghi nhớ hai ý tưởng số lượng tương ứng với số .
Khó ghi nhớ thứ tự của các số trong dãy số.
Có thể cung cấp cho trẻ biết về thứ tự của các con số trong dãy số tự nhiên đồng thời sử dụng ngôn ngữ toán học để đặt câu hỏi với trẻ
Cho trẻ chơi trò chơi tìm số- ví dụ: Trò chơi tìm số trên bảng dưới đây Bạn và trẻ cùng chơi với nhau, bạn có thể đặt câu hỏi:



Tìm cho mẹ số 1 trên bảng hình vuông này nhé? Tìm cho mẹ một số thường đứng kế bên số 1. Tìm cho mẹ con số mà nó có số lượng nhiều hơn số 2. Điều quan trọng là giúp con bạn nhớ những con số nào đã được đặt câu hỏi và đã được tìm ra trên bảng hình vuông ( tính theo thứ tự của dãy số tự nhiên). Nếu con bạn đã lớn bạn có thể sử dụng ngôn ngữ toán học ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn như con số nào nhỏ hơn 6 mà lớn hơn 7 hoặc con số nào mà nằm ở 1 gốc tư của hình tròn…

khó nhận biết về mối quan hệ của một số lượng với các phép tính.

Cho trẻ làm quen với việc tách số lượng hoặc gộp số lượng, chia hai số lượng, gấp đôi số lượng…Bạn có thể vẽ trên giấy và dùng bút màu để biểu diễn việc tách một số lượng hoặc gộp lại để thành số lượng x nào đó trong quá trình làm bạn có thể khuyến khích trẻ nhớ lại cách làm lúc đầu nếu trẻ có vẻ hoài nghi hoặc chưa tự tin.
Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ cùng một lúc diễn biến khác biệt của một số lượngBạn hãy cố gắng mô phỏng cụ thề sự diễn biến khác biệt của một số lượng x nào đó bằng hình vẽ hoặc bằng vật dụng cụ thể.
Kỹ năng tính toán cộng , trừ , nhân, chia của trẻ cần được luyện tập thường xuyên và lồng ghép vào các trò chơi để các kỹ năng này trở nên nhanh nhẹn và phản ứng tự động
Ví dụ chứng minh sự khác biệt và giống nhau của số lượng 12 và 16 thông qua phép toán cộng :
12 = 10 + 2 hoặc 2 + 10
16= 10 + 6 hoặc 2 +10

Bạn có thể tham khảo cùng với giáo viên để tìm ra một số phương pháp hỗ trợ trẻ trong việc ghi nhớ các kỹ năng và ngôn ngữ Toán học để vượt qua những mức độ khó khăn trong việc giải các bài toán ở mức độ cao cấp hơn.

Bài viết có tham khảo tài liệu từ trang web Deaf Child Worldwide ([email protected]) và được thực hiện từ nhóm dịch thuật Sao mộc- khoa Anh Văn trường Đại học UEF cùng với Niềm Tin.

2 bình luận về “Giúp trẻ khiếm thính ghi nhớ các chữ số

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *