Phát triển kỹ năng Toán học cho trẻ khiếm thính từ 5-11 tuổi

Mọi người đều nghĩ rằng Toán học chỉ liên quan đến việc các con số, cách đếm số và tính toán nhưng ít ai nghĩ rằng ngôn ngữ trong toán học cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng toán học.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và ngôn ngữ trong toán học cần được thực hiện đồng bộ một cách tự nhiên ở mọi lúc, mọi nơi.

Đối với trẻ khiếm thính trước khi muốn cung cấp bất kỳ một thông tin nào cho trẻ cần chú ý đến việc tạo môi trường nghe tốt cho trẻ đó là môi trường yên tĩnh, ánh sáng thích hợp,khoảng cách giữa người nói và người nghe phù hợp, đó là không xa quá 3 mét, máy nghe/ điện tử ốc tai đều phải hoạt động tốt, có môi trường nghe tốt sẽ giúp trẻ nghe rõ, dễ dàng tiếp thu kiến thức chính xác.

Tại sao phải chú ý đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe cho trẻ khiếm thính?

Khi trẻ học bất kỳ ngôn ngữ nào, đều học thông qua việc lắng nghe, có nghĩa là nghe có chủ đích khác với việc nghe ngẫu nhiên, vì vậy việc nghe có chủ đích là kỷ năng mà trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc cần phải luyện tập thường xuyên.

Trẻ không gặp khó khăn trong việc nghe( trẻ nghe được) biết được nhiều thông tin nhờ vào việc nghe một cách ngẫu nhiên, ví dụ : trẻ bất chợt nghe được thông tin nào đó từ ba mẹ, người lớn, bạn bè hoặc từ Tivi…, đây là biểu hiện học một cách ngẫu nhiên của trẻ nghe được.

Đối với trẻ khiếm thính/ trẻ điếc không có cơ hội được tiếp cận thông tin bằng việc nghe một cách ngẫu nhiên,hầu như toàn bộ trẻ khiếm thính và trẻ điếc đều bị mất cơ hội trong việc nghe một cách ngẫu nhiên vì vậy trước khi cung cấp bất kỳ một thông tin nào đó cho trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc , bạn cần chú ý đến việc tạo môi trường nghe tốt để tập cho trẻ có thói quen chú ý lắng nghe thông qua sự hỗ trợ của máy trợ thính hoặc thiết bị cấy ốc tai.

Cung cấp ngôn ngữ toán học cho trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc

Cung cấp ngôn ngữ toán học cho trẻ khiếm thính hoặc trẻ điếc trong bất kỳ tình huống nào có thể, kể cả trong các giờ sinh hoạt hằng ngày : Vào giờ chơi, giờ ăn, giờ vệ sinh cá nhân, lúc đi mua sắm…

Sau đây là bảng gợi ý một số các ngôn ngữ toán học mà bạn có thể cung cấp cho con của bạn

Cung cấp thông tin về các dãy số tự nhiênthứ tự trong dãy số từ 1 đến 10 nhiều hơn, ít hơn, bao nhiêu, đủ, không đủ, không có, trước đó, sau đó, đếm. Khi con bạn lớn dần, bạn có thể dạy thêm số 11 đến 20, thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Làm quen với từ :’’Chục:” ví dụ 1 chục= 10
Những con số và ngôn ngữ điễn đạt so sánh sự vật, con người với số đếm.Nhỏ/lớn, cao/thấp, gần/xa, trẻ/ già,( ít tuổi hơn/ lớn tuối hơn) nhiều/ít. Khi con bạn lớn dần, bạn có thể dạy thêm lớn hơn, cao hơn, cao nhất.
Những con số và ngôn ngữ biểu hiện sự thêm vào và lấy ra/ thay thếNhiều hơn, ít hơn, thêm vào và cộng vào. Tổng cộng là bao nhiêu? Lấy ra là bao nhiêu ? Gộp vào/tách ra, thêm vào bao nhiêu để có số lượng là (1/2…)Bỏ ra bao nhiêu để còn lại là (2/3/…)
Câu hỏi gợi mởBạn( con) đã làm cách đó như thế nào? Bạn( con) đã giải quyết nó như thế nào? Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo đây? Đếm số, phân chia, sắp xếp, so sánh, giống nhau, khác nhau, danh sách, gấp đôi, một nửa hơn. Có bao nhiêu cái ( không đếm được ) Có bao nhiêu cái ( đếm được )
Ngôn ngữ miêu tả sự đo lườngKích thước, to- nhỏ/bé, to hơn, nhỏ, nhỏ hơn, vừa đủ, không đủ, quá nhiều, quá ít, quá nhiều cái
Ngôn ngữ miêu tả độ dàiDài, ngắn, cao ( chiều cao ), cao ( độ cao ), rộng, hẹp, sâu, nông, dày, mỏng, dài hơn, ngắn hơn, cao hơn ( chiều cao), cao hơn ( độ cao ), dài nhất, ngắn nhất, cao nhất, xa.
Ngôn ngữ miêu tả phương hướngPhía trước, phía sau, thẳng, trái- phải.
Ngôn ngữ miêu tả vị tríTrong, ngoài, trên, đằng trước, đằng sau, xung quanh, xuyên qua, gần, kế bên, phía trên, phía dưới, bên trong, bên ngoài.
Ngôn ngữ miêu tả hình dạngTròn, đường cong, lượn sóng, thẳng, dốc, góc, hai bên, nhọn, phẳng.
Ngôn ngữ định dạng hình họcHình tròn, hình vuông, hình tam giác, ngôi sao, hình lập phương, hình nón, hình cầu.
Ngôn ngữ miêu tả thời gianHôm nay, ngày mai, hôm qua, sáng, chiều, đêm, ngày, giờ buổi trưa khi mọi người ăn xế, giờ học, giờ ăn trưa, giờ ăn tối, giờ đi ngủ, các ngày trong tuần, trước, sau, lát nữa, sớm.
Khám phá các mẫu, hình dạng và không gianHình khối: Khối hình vuông, chữ nhật hình tam giác, hình trụ…

Rất nhiều trẻ em có thể học ngôn ngữ toán học thông qua việc “học một cách ngẫu nhiên”, vì vậy nên hỗ trợ trẻ khiếm thính học ngôn ngữ toán học ở giai đoạn sớm nhất có thể (ngay sau khi đã được đeo máy trợ thính). Các hoạt động hàng ngày sẽ là cơ hội tốt nhất để trẻ được trải nghiệm và thực tập sử dụng các từ vựng toán học.

Một số phương pháp tham khảo trong việc giúp con bạn phát triển kỹ năng Toán họcSử dụng cách này như thế nào?
Cung cấp thật nhiều cơ hội cho trẻ được sử dụng ngôn ngữ toán học trong đời sống hằng ngày• Hãy gợi ý cho trẻ quan sát sự khác nhau về các kích cỡ của bát và thìa được dùng trong bữa sáng – Bạn hãy hỏi trẻ chúng lớn hay nhỏ? Hoặc giới thiệu cho trẻ biết sử dụng từ to và nhỏ ( Tô của mẹ thì to còn tô của con thì bé nè) Có bao nhiêu ngũ cốc được đổ vào mỗi bát? • Đếm dĩa và muỗng cho bữa tối. • Đổ nước từ bình vào bốn cốc. • Chia sáu chiếc bánh quy vào hai đĩa. • Gói một món quà sinh nhật của một người bạn – tờ giấy có đủ lớn không? • Thu dọn đồ chơi vào hộp – tất cả chúng có vừa vặn trong hộp không? Nếu không, chúng ta có thể làm gì ? • Nói về thời gian trong ngày – sáng, trưa, chiều hoặc thời gian trước khi ngủ. • Nhìn vào các họa tiết trên một đôi tất khi đem đi giặt- để xem nó hình gì nào? • Nhìn vào cây trong nhà hoặc trong vườn – có bao nhiêu cây cao hơn cây khác ? • Nhìn vào các mặt hàng bạn mua khi đi chợ, chẳng hạn như táo. Bạn sẽ mua bao nhiêu trái ? Chúng nặng bao nhiêu? Bạn sẽ mua gói lớn hay gói nhỏ?
Sử dụng các câu hỏi mở thay vì sử dụng các câu hỏi trả lời đúng/sai – điều này sẽ khuyến khích trẻ tự giải quyết các vấn đề của trẻ hoặc tìm ra nguyên nhân và giúp trẻ tư duy sáng tạo liên tưởng về toán học. Nó sẽ giúp con bạn phát triển khả năng giải quyết các vấn để, nguyên nhân và tư duy sáng tạo trong toán học.Thay vì hỏi, “Chúng ta có đủ nước trong bình để tưới cây không?” mà hãy nên hỏi, “Chúng ta cần bao nhiêu nước để tưới cây?”, “Chúng ta nên sử dụng cái bình nào ?” và ” Tại sao bạn( con) chọn cái bình đó ?”
Nhìn vào các con số xung quanh nhà và khi đi ra ngoài. Khuyến khích con bạn nhìn vào các con số hiển thị trên các vật dụng xung quanh nhà và ở bên ngoàiNói về ý nghĩa của những con số. Ví dụ: • Con số trên thiết bị điều khiển từ xa, • Con số ở trước cửa, • Con số trên lò vi sóng và đồng hồ hẹn giờ, • Số trang trong sách, • Số trên bộ tản nhiệt.

Bạn cũng có thể tạo một biểu đồ hoặc trang trí số trên tường nhà để giúp trẻ biết được thứ tự của dãy số tự nhiên. Hầu hết các hoạt động dành cho trẻ ở những năm đầu đời cũng sẽ luôn phù hợp cho cả trẻ khiếm thính.Bạn có thể dùng nhiều hoạt động đa dạng để chơi và nói chuyện với trẻ hoặc lặp đi, lặp lại một từ nhiều lần cho đến khi con bạn hoàn toàn hiểu hoặc con bạn cảm thấy đủ tự tin để sử dụng từ đó.

Bài viết được thực hiện bởi Niềm Tin và nhóm dịch thuật Sao mộc ( khoa Anh) trường Đại học kinh tế Tài chính UEF. Tài liệu được tham khảo từ nguồn https://www.ndcs.org.uk/deaf-child-worldwide.

Mục nhập này đã được đăng trong Trẻ Em. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *