Làm gì để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi

Ai cũng có những nỗi sợ hãi  trong thời kỳ thơ ấu, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ đã có những nỗi sợ hãi mà nó đã kéo dài theo năm tháng của mỗi con người đôi khi điều đó đã làm ảnh hưởng đến suốt cuộc đời còn lại của từng cá nhân. Nỗi sợ hãi còn đóng vai trò hình thành nên những hành vi, khả năng ứng phó và niềm tin của mỗi người trong tương lai.

Đặc biệt đối với trẻ, việc trẻ em thích nghi và cách giúp các em khống chế những nỗi sợ hãi tốt như thế nào sẽ ảnh hưởng đến tính quyết định tương lai của trẻ, ngược lại nếu trẻ không được động viên và hướng dẫn cách giải quyết để khống chế được nỗi sợ hãi của bản thân, đôi khi sẽ để lại hậu quả :Trẻ thiếu tự tin khi giải quyết các vấn đề trong tương lai.

Có nên dùng nỗi sợ hãi của con trẻ để giáo dục ngược lại cho trẻ không?

Có một câu chuyện như sau “Khi tôi còn nhỏ, một người đàn ông có biệt danh là “OLd Props” kiếm sống bằng nghề bán những chiếc gậy dài có đĩa chạc, được các bà nội trợ dùng để chống dây phơi quần áo nhằm tránh quần áo bị kéo lê trên mặt đất.Tất cả trẻ em trong khu phố đều sợ ông già và hét lên, có đứa chạy trốn ông, mỗi khi thấy ông đẩy xe cút kít chở đầy đạo cụ xuống phố”

Câu chuyện như trên là chuyện thường tình xảy ra đối với các bạn nhỏ, tuy nhiên có những phụ huynh lại lợi  dụng nỗi sợ hãi của con trẻ để giáo dục chúng bằng cách đe dọa chúng là sẽ giao chúng cho ông già OLD Props bất cứ khi nào chúng cư xử không đúng mực hoặc không vâng lời ba mẹ…

Với những lời đe đọa từ nhỏ của cha mẹ,Chị gái tôi gần đây đã tâm sự với tôi rằng chị ấy chưa bao giờ thực sự quên nỗi sợ đó và thậm chí bây giờ chị ấy vẫn thấy rùng mình khi nhìn thấy những người đàn ông già nua, luộm thuộm.

Dùng sự sợ hãi của trẻ để giáo dục ngược lại trẻ, thật sự đây không phải là phương pháp đúng thậm chí phương pháp này đã để lại những dấu ấn không tốt cho trẻ về uy tín của ba mẹ trong tương lai khi mà trẻ đã hiểu ra mọi vấn đề.

Những lỗi mà người lớn thường vi phạm

Thông thường cha mẹ chỉ  nói chuyện với con cái về những chuyện học tập hoặc giao việc cho con… hiếm khi bố mẹ nói về những điều mà con trẻ sợ hãi/lo lắng. Cha mẹ chỉ bắt đầu đề cập đến vấn đề sợ hãi của con trẻ khi cha mẹ nhận thấy nỗi đau khổ của trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc khi  trẻ có những biểu hiện những hành vi rối loạn lo âu.

Khi ấy ba mẹ mới bắt đầu quan tâm và đôi khi rối rít cuống cuồn tìm cách giải quyết các vấn đề.Thực tế cho thấy, khi cha mẹ phát hiện ra thì thật không may ,nỗi sợ hãi đã đến mức in sâu vào tâm trí trẻ trở thành những cơn san chấn tâm lý ở mức độ nhẹ hoặc nặng hơn…

Tại sao chúng ta không ngăn ngừa các tình huống này sớm hơn bằng những phương pháp trò chuyện, tâm sự với trẻ.

Chúng ta thường dễ dàng quên nói  với trẻ về những điều làm cho chúng lo lắng hoặc sợ hãi, đôi khi người lớn lại phớt lờ và xem chuyện sợ hãi của bọn trẻ là chuyện tầm thường không có giá trị.

Sử dụng phương pháp trò chuyện với trẻ về những nỗi sợ hãi, giúp trẻ nói lên những nỗi ưu tư lo sợ chính là giúp trẻ giải tỏa được nỗi lo âu, chúng ta không nên để trẻ tự cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực lo âu cho riêng bản thân.Mặt khác, không nên khuyến khích con bạn phớt lờ nỗi sợ hãi của chính bản thân mà không đưa ra phương hướng giải quyết.

Vai trò của người lớn ( ba mẹ, người chăm sóc trẻ ) cần lưu ý đến những mục tiêu: Giúp con giải quyết hoặc giúp con khống chế các cơn sợ hãi.

Thảo luận gián tiếp

Khi thảo luận với con trẻ về những nỗi sợ hãi. Ba mẹ nên bắt đầu câu chuyện từ những nỗi sợ hãi của chính ba mẹ và cách trải nghiệm của ba mẹ cùng những kinh nghiệm giải quyết và khống chế .Trong tình huống như thế trẻ thường thích lắng nghe các đề tài sợ hãi của ai đó, không liên quan đến bản thân của trẻ trước khi chia sẽ với ba mẹ  về nỗi sợ hãi của chính bản thân chúng.

Phương pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi:

Chúng ta cần lưu ý, đối với trẻ em nam việc nói  về những điều khiến các em sợ hãi, sâu thẳm bên trong không phải đơn giản và không phải lúc nào các em trai cũng dễ dàng chia sẻ với ba mẹ về những điều sợ hãi của chúng vì các em trai thường bị ảnh hưởng bới quan điểm chung của xã hội ( Con trai phải mạnh mẽ không được yếu đuối…)

Không chê cười hoặc chỉ trích, trêu chọc nỗi sợ hãi của trẻ

Ba mẹ nên chia sẻ và  hỏi thăm trẻ về những điều mà trẻ sợ hãi, đôi khi bạn sẽ ngạc nhiên về những nỗi sợ hãi của con,nếu trẻ được quan tâm và  được chia sẻ những lo âu sợ hãi với ai đó, điều này giúp trẻ làm giảm nhẹ  nỗi ám ảnh sợ hãi .

Nói chuyện với con trẻ về các vấn đề  mà trẻ sợ hãi không phải là việc làm lãng phí thời gian.Người lớn cần tôn trọng và lắng nghe những điều này từ con trẻ.

Bạn nên cố gắng hiểu con, động viên con vượt qua nỗi sợ hãi  hơn là chê cười con chỉ vì con có những nỗi sợ hãi ngây ngô hoặc đơn giản tầm thường theo cách suy nghĩ của bạn.

Cùng trẻ tìm ra những cách giải quyết

Ba mẹ nên khuyến khích con và cùng con đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề sợ hãi hơn là chỉ trích và chê bai con trẻ.

Bạn cần phải giải quyết mọi vấn đề  của con từ chuyện ăn uống đến việc học tập nhưng  bạn không nên vì lý do nào đó mà bỏ qua việc giải quyết những nỗi sợ hãi của con trẻ.Bạn nên giúp con trẻ nhận ra rằng tất cả những điều mà trẻ sợ hãi hoặc lo âu là chuyện mà mọi người ai cũng phải trãi qua, đây là điều bình thường không phải là bất thường hay không lành mạnh, nếu nhận ra được điều này, con bạn sẽ đối phó với nỗi sợ hãi của bản thân một cách tốt hơn.

Tiếp cận với nỗi sợ hãi

Tôi có một người em họ rất sợ nước, sợ học bơi, mỗi khi thấy nước trong hồ bơi, em ấy cảm thấy mình như hóa đá, lặng im, thấy vậy người cha đã ném em ấy xuống nước trong khi em ấy la hét giãy giụa, người cha làm vậy  với mong muốn giúp em ấy vượt qua nỗi sợ hãi về việc học bơi.

Kỳ thực là em ấy không thể vượt qua nỗi sợ hãi với giải pháp khống chế cơn sợ nước củ rích từ người cha đã thực hiện( tôi chắc rằng chúng ta sẽ nghe  nhiều những câu chuyện tương tự như thế).Chúng ta thường biết đối mặt hoặc nhận ra nỗi sợ hãi là một phần thiết yếu để vượt qua nó, nhưng cách làm của người cha đối với người em họ của tôi, đây không phải là cách giải quyết đúng cho tình huống nêu trên.

Như vậy việc khống chế những nỗi sợ hãi của con trẻ như thế nào được xem là phù hợp? Chúng ta chỉ có thể tóm lại một điều duy nhất :” Động viên và hỗ trợ trẻ:”

Chúng ta đều đã thấy có những cha mẹ đứng dưới nước, ngập đến thắt lưng  để động viên và khuyến khích con cái họ từng chút một tiến vào bờ hoặc bơi trong nước.

Cách tiếp cận này, chúng ta sử dụng với con khi chúng còn nhỏ, là cách sử dụng phù hợp nhất với con trẻ trong suốt quá trình lớn lên của chúng.Trong tình huống được mô tả nêu trên, đứa trẻ được hỗ trợ để đối mặt với điều mà nó sợ hãi , mặc dù có rất nhiều những ý kiến  và các vấn đề được thảo luận xung quanh các phương pháp giúp con trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, nhưng việc động viên khuyến khích con trẻ trong các tình huống nêu trên  đã chứng minh rằng đứa trẻ có khả năng để  vượt qua nỗi sợ hãi nếu được ai đó động viên từng bước một.

Chúng ta nên cố gắng giúp con cái của mình nhận ra rằng sợ hãi là một phần trong cơ chế phòng vệ của  mọi người , đôi khi chúng ta cần tôn trọng nỗi sợ hãi và cố gắng làm quen dần theo khả năng của bản thân, có thể tránh những tình huống hoặc các vật dụng mà trẻ cho rằng điều đó có thể gây tổn thương cho trẻ.

Ba mẹ nên giúp con trẻ nhìn nhận sự sợ hãi theo góc nhìn tích cực, đừng để sự sợ hãi chi phối quá nhiều trong cuộc sống. Ba mẹ cần giúp con cân bằng suy nghĩ tích cực khi con có những nỗi sợ hãi  và lo lắng, giúp con đương đầu và đối mặt của chúng.

Phương Dung ( Bài viết có tham khảo tài liệu Kids and confidence của PeTer AlFord)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *