Định nghĩa về hoà nhập
Trong từ điển có giải thích rằng Hoà nhập là một hành động hay một trạng thái để có thể được ở trong một nhóm hay một tập thể.( trích từ bài học Education for all trên kênh học trực tuyến Future learning).
Định nghĩa về Giáo dục Hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật là gì?
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục”( theo trang /luatduonggia.vn/).
Theo một định nghĩa đơn giản giáo dục hoà nhập: Học sinh khuyết tật có cơ hội được đến trường học tập, vui chơi và sinh hoạt chung với các bạn học sinh không có khuyết tật trong các cơ sở giáo dục.
Bạn nghĩ gì khi nghe tới vấn đề này?Liệu nó có thể thực hiện được không?
Giáo dục hoà nhập là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các phụ huynh có con là trẻ khuyết tật nhưng mỗi người đều có một quan điểm riêng:
- Có một vài phụ huynh cho rằng giáo dục hoà nhập là một phương thức giáo dục không phù hợp cho trẻ khuyết tật vì có nhiều học sinh trong lớp, trẻ khuyết tật dể bị bỏ quên, giáo viên không đủ sức để quan tâm tới trẻ hoặc trẻ khuyết tật không thể tham gia hết các hoạt động sinh hoạt trong trường như giờ chào cờ tại trường hoặc giờ thể dục( ví dụ trẻ bị khuyết tật vận động) hoặc bị các bạn trêu chọc, kỳ thị.
- Phụ huynh có con là trẻ không bị khuyết tật thì cho rằng có một đứa trẻ khuyết tật học trong lớp sẽ làm chi phối các hoạt động giảng dạy trong lớp khiến con của họ không thể tập trung học được (ví dụ trẻ Tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý) hoặc trẻ khuyết tật là nguyên nhân gây ra cho con họ có những hành vi không tốt, mất trật tự, giận dữ…Phụ huynh có con là trẻ khuyết tật cảm thấy rất xấu hổ trước những lời phê bình của các phụ huynh khác.
- Tuy nhiên thực tế giáo dục hoà nhập vẫn mang đến những thành công cho một số trẻ khuyết tật và phương pháp này vẫn khẳng định gặt hái được những kết quả đáng kể cho một số cơ sở giáo dục ở bậc học Mầm non, Tiểu học
Những lưu ý mà phụ huynh cần quan tâm
Các định nghĩa theo từ điển không giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa to lớn đối với một đứa trẻ khuyết tật khi được hòa nhập trong một ngôi trường chính quy là như thế nào. Ý nghĩa của sự hòa nhập còn tùy thuộc vào đứa trẻ, trường học và cả hoàn cảnh địa phương. Vậy bạn nghĩ điều gì là phù hợp nhất trong hoàn cảnh của mình và tại sao? (trích từ bài học Education for all trên kênh học trực tuyến Future learning)
Dựa vào những ý tưởng nêu trên và tình hình thực tế vì vậy khi quyết định đưa con đi học theo hướng Giáo dục hoà nhập Phụ huynh cần lưu ý đến các yếu tố dưới đây có phù hợp để thực hiện không?
1. Khả năng của trẻ bao gồm kỹ năng giao tiếp và tâm lý của trẻ có đồng ý và sẳn sàng thích ứng với môi trường học tập?
2.Hoàn cảnh gia đình bao gồm phương tiện đi lại, thời gian có phù hợp để đáp ứng nhu cầu cho trẻ và những qui định của trường.
3. Trường học (nơi trẻ chuẩn bị đến học) cần lưu tâm thêm đến Ban giám hiệu, Hội phụ huynh học sinh có cởi mở và thân thiện chấp nhận cho trẻ vào học không? Cơ sở vật chất…?
4. Việc thực thi chính sách hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương mà trường học đang trực thuộc có đồng ý giúp đỡ trẻ khuyết tật không?
Bức tranh từ ngữ về giáo dục hoà nhập
Bức tranh về giáo dục hoà nhập:
Dưới đây là bức tranh được tạo nên bởi những từ ngữ được dùng một cách phổ biến để miêu tả “Giáo dục hòa nhập”. Những từ có kích cỡ lớn được xem là đặc trưng của giáo dục hoà nhập, những từ ngữ có kích cỡ nhỏ hơn được xem là những yếu tố bổ sung.
Ba chữ có kích cỡ lớn nhất trong bức tranh là:
Equality: trẻ cần được đối xử bình đẳng
Acceptance: trẻ cần được chấp nhận như là một thành viên trong một tập thể (không bị kỳ thi)
Respect : trẻ cần được tôn trọng trong bất kỳ tình huống nào.
Thực hiện giáo dục hoà nhập cần lưu ý ba yếu tố chính nêu trên
Các yếu tố cần bổ sung
Support : Trẻ cần có sự hỗ trợ từ nhiều thành viên khác, thậm chí cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ khác.
Understanding : Hiếu trẻ
Empathy : đồng cảm với những khó khăn của trẻ
Sharing : Cùng chia sẻ những ý tưởng với trẻ.
Opportunity : cho trẻ có cơ hội được thực tập hoặc được bày tỏ chính kiến của bản thân dù trẻ có sử dụng bất kỳ phương tiện nào để diễn đạt ( ngôn ngữ ký hiệu,vẽ,viết…)
Participation : Hãy cho trẻ được tham gia
Diversity: Đa dạng hoá các hoạt động để trẻ có thể được tham gia.
Tóm lại : Khi thực hiện giáo dục hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật cần có sự đồng thuận từ nhiều người và các bên liên quan. Giáo dục hoà nhập không thể triển khai khi mà chỉ có mỗi phụ huynh với giáo viên và trẻ mà cần có sự hỗ trợ của tập thể phụ huynh trong lớp học,các em học sinh trong lớp,Ban giám hiệu,Hội Phụ huynh học sinh, giáo viên- tập thể giáo viên…
Bài viết có sử dụng tài liệu học trực tuyến từ khoá học Education for all và được dịch thuật từ nhóm Sao mộc ( sinh viên khoa Anh trường Đại học UEF).