Trẻ với sự tự tin

Bạn đã gặp trẻ thiếu tự tin chưa?

Trẻ thiếu tự tin thườngcó biểu hiện lúng túng khi đưa ra những quyết định để thực hiện các hoạt động dù quyết định đó rất đơn giản theo cách nghĩ của chúng ta .Ví dụ chọn màu sắc để tô màu bức tranh, trẻ phải đưa mắt dò xét xem các bạn bên cạnh chọn màu gì hoặc lúng túng hỏi cô?…Tôi đã tự hỏi tại sao trẻ lại không mạnh dạn đưa ra quyết định những điều đơn giãn như thế?Điều gì đã làm cho trẻ thiếu tự tin?Hãy suy nghĩ đến định nghĩa của sự tự tin.

Tự tin là gì vậy?

Rất nhiều những định nghĩa được đưa ra cho câu hỏi nêu trên và xin được tóm gọn bằng câu trả lời như sau:

Tự tin là tin vào khả năng của bản thân có thể hoàn thành một nhiệm vụ hoặc một hoạt động nào được giao.

Đối với trẻ thiếu tự tin, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó khăn khi hoàn thành công việc hoặc cảm thấy lúng túng trong suy nghĩ để chọn một phương pháp giải quyết, trẻ luôn cầu cứu sự trợ giúp, đôi khi từ chối,không nhận nhiệm vụ, thậm chí sợ hãi có cảm giác như bị ép buộc phải làm. Như vậy điều gì đã làm cho trẻ không tự tin?

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ thiếu tự tin?

Chúng ta thường lý giải hoặc đưa ra giả thuyết khi đối mặt với một trẻ thiếu tự tin. ( Ồ có thể là….)

1.Về bản thân trẻ:

Trẻ chưa có kinh nghiệm và chưa được trãi nghiệm về công việc được giao.

Trẻ đã có lần bị thất bại khi thực hiện nhiệm vụ đó.

Trẻ đã bị ai chê trách, quát mắng khi thực hiện nhiệm vụ.

2.Mối quan hệ :

Trẻ không có mối quan hệ thân thiết với người giao nhiệm vụ cho trẻ.

Trẻ sợ ánh mắt soi mói, gương mặt lạnh lùng của người đang ngồi đối diện với trẻ.

Trẻ không thích một chủ thể nào đó đang hiện diện hoạt động cùng với trẻ.

3. Yếu tố môi trường

Trẻ đang ở trong môi trường không thân thiện ( không có người quen).

Trẻ muốn bày tỏ quan điểm của bản thân nhưng đã có một chủ thể nào đó phản bác.

Không gian quá to hoặc quá nhỏ so với suy nghĩ của trẻ.

Thiếu thốn các vật dụng thân quen mà trẻ thường sử dụng…

Môi trường quá ồn ào làm cho trẻ không thể tâp trung

Tất cả những giả thuyết được đặt ra đa phần đỗ lỗi cho trẻ.Chúng ta hãy tự đào sâu thêm một câu hỏi rất đời thường mà ba mẹ thường phê phán con trẻ :” Trời ơi! nhút nhát thế kia thì sau này làm gì mà ăn?:”

Càng bị phê phán thì việc thiếu tự tin trong con người trẻ vẫn ì ra đó. Chuyện gì sẽ xảy ra khi sự thiếu tự tin nằm ì trong tư tưởng trẻ khá lâu.

Ảnh hưởng của sự thiếu tự tin trong thời gian dài:

Khi trẻ có tâm lý thiếu tự tin về khả năng của bản thân trong thời gian dài sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân không có giá trị dẫn đến việc thiếu lòng tự trọng luôn mong chờ vào sự hỗ trợ của người khác. hoặc buông xuôi trước những tình huống khó khăn.

Sự thất vọng, tự ti , suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, sai lầm, nghi ngờ bản thân luôn xuất hiện trong một phần cuộc sống mà mọi đứa trẻ, dù được cưng chiều đến đâu cũng sẽ phải đối mặt trong một thời khắc nào đó trong cuộc sống nhưng nếu có sự tự tin thì ngược lại trẻ cho rằng bản thân có giá trị nên dù xảy ra bất kỳ tình huống khó khăn nào trong cuộc sống cũng không thể lây chuyển lòng tự trọng của trẻ. Trẻ trẻ sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp giải quyết các vấn đề.

Tóm lại : Vì luôn cho rằng bản thân yếu kém,không có khả năng( thiếu lòng tự trọng) nên thiếu tự tin không thể nhanh chóng đưa ra các phương pháp giải quyết các vấn đề.

Làm gì để giúp trẻ có được sự tự tin?

Để trẻ có được sự tự tin,người lớn càng nuôi dưỡng lòng tự trọng cho trẻ,giúp trẻ nhận thấy được khả năng của bản thân từ đó giúp trẻ tự tin khi giải quyết các vấn đề.

Mười điều  ghi nhớ giúp con bạn phát triển lành mạnh sự tự trọng

  1. Lắng nghe con trẻ nói
  2. Nói cho trẻ biết rằng bạn luôn yêu trẻ
  3. Tôn trọng và đánh giá cao về trẻ cũng giống như tôn trọng  và đánh giá cao bản thân của bạn
  4. Dành khoảng thời gian đặc biệt  trong ngày cho con của bạn
  5. Nói cho con biết rằng con là một người tốt và có giá trị
  6. Hãy cư xử nhất quán và minh bạch với con trẻ
  7. Khen thưởng con khi con làm được một việc tốt.
  8. Cho con biết rằng bạn luôn tin tưởng và có lòng tin về con.
  9. Cố gắng không nên chê con hoặc xem thường con
  10. Đừng ép trẻ sống cuộc sống giống như bạn đã từng sống. Con bạn là người hoàn toàn khác bạn.

( Trích dẫn từ sách Kids and Confidence)

Chúng ta đã nhìn được một phác thảo sơ nét: Thiếu lòng tự trọng dẫn đến thiếu tự tin.

Hãy cùng tôi mở chiếc hộp có liên quan đến Lòng tự trọng.

Đa số các phụ huynh thường dành thời gian dạy cho con học, dạy con nói, những âm từ đầu tiên rồi đến cả những câu dài thay vì dành thời gian dạy quá nhiều thứ cho trẻ thì chúng ta hãy dành khoảng thời gian và năng lượng để lắng nghe trẻ. Người lớn thường có thói quen nói với nhau rằng : Hãy dạy cho con bạn biết…Nói cho nó biết…Giải thích cho nó hiểu…Hiếm khi chúng ta nói: Hãy nghe nó nói đã…

Như vậy việc lắng nghe trẻ đã mang lại lợi ích gì?

Lắng nghe trẻ

Con mắt là cửa sổ linh hồn và lời nói của trẻ  như một tiếng vang vọng lại từ trái tim và khối óc. Dành nhiều thởi gian lắng nghe con trẻ là giúp trẻ phát triển cảm xúc.

Dành nhiều thời gian lắng nghe con của bạn là giúp con bạn tự nhận biết bản thân của mình một cách hiệu quả.Mọi người đều rất thích được ai đó lắng nghe, chúng ta cảm thấy thích thú và tự tin chia sẻ và trình bày quan điểm của bản thân. Trẻ con không khác lạ gì so với người lớn. Khi trẻ được tôn trọng lắng nghe tất nhiên trẻ sẽ có hành vi vui thích lắng nghe từ một người nào đó mà trẻ cho là rất đặc biệt trong cuộc đời của trẻ. Vì vậy nên tạm dừng lại và dành thời gian lắng nghe để biết và hiểu  trẻ nói gì.Nếu dùng một từ để khái quát hơn : Đây là thời gian chất  lượng(quí ) nhất để bạn hiểu về trẻ, đặc biệt thời gian quí này  không thể kéo dài mãi.Bạn cần phải thể hiện sự chân thành trong quá trình lắng nghe trẻ, không nên bị chi phối bởi những việc khác trong khi trẻ đang chia sẻ những tâm tư của trẻ với bạn.

Thái độ lắng nghe trẻ:

Có những phụ huynh quá bận rộn đến mức khi lắng nghe con mà mắt vẫn dán vào cái màn hình laptop/vi tính hay bàn tính tiền …Chúng ta đôi lúc đã mắc những sai lầm như vậy mà có khi chẳng bao giờ nhìn ra cái khó chịu của đứa trẻ, hành vi này cứ lặp đi lặp lại khiến chúng ta trở thành một thói quen và mắc một lỗi khá lớn với trẻ mà bản thân chúng ta lại cho rằng có quyền thực hiện điều đó với trẻ.

Trẻ luôn bị phớt lờ, lắng nghe một cách thờ ơ hoặc miễn cưởng trong khi ba mẹ đang bận xem tivi,bận làm việc, bận nấu ăn… hành động khiếm nhã này khiến niềm tin của trẻ bị tuột dốc đặc biệt giá trị cá nhân và lòng tự trọng.

Cuộc nói chuyện được tạo nên trong tình huống mà ba mẹ bận rộn đọc báo, làm việc, đếm tiền.. làm cho trẻ đã có những suy nghĩ rằng Ba/ mẹ chưa thật sự quan tâm đến trẻ và ba mẹ không phải là người để trẻ có thể chia sẻ hết những tâm tư của bản thân.

Điều tồi tệ cuối cùng : Trẻ có cảm giác như mình đang bị bỏ rơi.

Chúng ta nên nhớ một điều rằng :”Nhu cầu được lắng nghe và tin rằng những điều trẻ nói là những điều có giá trị không có chiều hướng giảm đi đối với mọi lứa tuổi trẻ.:”

Theo báo cáo và ghi nhận của những người làm công tác xã hội cho rằng yếu tố tạo nên sự khủng hoảng/ bất đồng ý kiến trong gia đình là do thiếu những cuộc trò chuyện của các thành viên trong gia đình mà chính yếu xuất phát từ ba mẹ không nhiệt tình lắng nghe con trẻ.

Bạn hãy thử nhớ lại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của bạn, bạn đã từng gặp một người mà bạn ngưỡng mộ( ví dụ như nghệ sĩ nổi danh, giáo viên bộ môn mà bạn yêu thích hoặc người thân…) người ấy đã dành thời gian lắng nghe bạn nói và chia sẻ, chắc chắn rằng bạn sẽ có cảm giác thật tuyệt vời và đầy tự tin vì được tôn trọng, đôi khi là động lực giúp bạn phát triển.

Trẻ cũng thế ! Nếu bạn biết lắng nghe trẻ là giúp trẻ hình thành thói quen biết lắng nghe người khác, một người quản lý tốt hoặc người vượt qua được những khó khăn rào cản trong cuộc sống đều xuất phát từ viêc biết lắng nghe những ý kiến phản hồi từ các nhân viên hoặc những lời khuyên chân thành của đồng nghiệp hay người thân.

( bài viết có tham khảo từ tài liệu Kids and Confidence của Peter Alford)

Phương Dung

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *