Những thách thức của trẻ khiếm thính và gia đình trẻ.

Những thách thức của trẻ khiếm thính và gia đình của trẻ

Trong những năm đầu đời, não của trẻ luôn trong giai đoạn phát triển và từng bước hệ thống hóa các chức năng để hoạt động cho những năm sau. Nếu vì một lý do nào đó, mà trẻ không thể tiếp cận được với các hoạt động giao tiếp và ngôn ngữ, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của 1 số các kỹ năng sau :kỹ năng trí nhớ, kỹ năng hệ thống hóa trong suy nghĩ, giải quyết các vấn đề và phát triển kỹ năng xã hội.

Kỹ năng đầu tiên của trẻ là Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Tuy nhiên kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ có được phát triển và mở rộng hay không? Tất cả đều được quyết định bởi mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với Phụ huynh và các thành viên trong gia đình. Số vốn từ, khả năng sử dụng từ/ câu trong đối thoại giữa ba mẹ với con trẻ và các thành viên trong gia đình, là những mối quan hệ tương tác rất quan trọng trong thời gian trẻ bắt đầu bắt chước và tiếp nhận ngôn ngữ.

Việc học ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính, luôn là vấn đề thách thức của phụ huynh và trẻ

Phụ huynh với việc mât thính lực của con.

Phụ huynh có con là trẻ khiếm thính, trong những giai đoạn đầu thông thường luôn bối rối, cảm thấy lo lắng, đôi lúc lại thiếu tự tin khi tham gia cùng với trẻ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.Một số phụ huynh khác thì lại cho rằng cần tim một phương pháp nào khác, đơn giản hơn để giải quyết trong trường hợp, ba mẹ không thể hiểu và giao tiếp với trẻ.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, trong những năm đầu đời, chỉ sử dụng duy nhất 1 phương pháp đó là giao tiếp và nắm bắt ý tưởng, phương pháp này được thực hiện đồng nhất cho tất cả trẻ cũng như mọi người, nó được thực hiện thông qua hành động: nụ cười, nét mặt, cử chỉ.

Như đã đề câp ở trên, đối với trẻ khiếm thính ba mẹ nên nhớ rằng trẻ cần có nhiều buổi giao tiếp, tương tác trò chuyện và tiếp cận với nhiều câu từ phong phú, có rất nhiều cơ hội giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm của ba mẹ.

Để giải quyết những thách thức nêu trên, ba mẹ cần những hỗ trợ đầu tiên như sau:

  1. Hỗ trợ từ Nhà thính học giúp Phụ huynh hiểu rõ về các công nghệ kỹ thuật của các thiết bị như máy trợ thính, điện cực ốc tai, cấy ghép thính giác xương và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng tối đa các tần suất khuếch đại âm thanh của các thiết bị và cách bảo quản các thiết bị trong các môi trường hoạt động mà mục tiêu cần đạt: Giúp trẻ nghe rõ hơn trong mọi tình huống.

2.Giáo viên chuyên biệt, chuyên ngành khiếm thính:

Giáo viên cung cấp các thông tin liên quan về tâm lý và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính. Giáo viên hướng dẫn hỗ trợ phụ huynh thực hành các buổi giao tiếp/ hội thoại với trẻ tại gia đình, giáo viên còn giúp phụ huynh kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Chuyên gia chỉnh âm và Âm ngữ trị liệu.

( hình ảnh mang tính chất minh họa)

Để học ngôn ngữ được tốt hơn, việc nghe và lắng nghe là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc học ngôn ngữ của tất cả trẻ em.

Nghe là bước 1 trong hoạt động thính giác của trẻ, là nền tảng cho việc học ngôn ngữ:

Tai của trẻ đã hình thành đầy đủ trong giai đoạn trước khi sinh, thậm chí trẻ đã bắt đầu nghe được âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên việc nghe, chỉ được xem là bước 1, trong lộ trình hoạt động thính giác của trẻ, các dây thần kinh thính giác được hình thành mang những âm thanh nghe được từ tai đến não. Như vậy việc nghe của trẻ trong giai đoạn này được xem là Nghe không có chủ đích.

Như chúng ta biết não của trẻ phát triển rất nhanh trong 3 năm đầu đời. Chuyện gì xảy ra nếu thính giác của trẻ không họat động? Có nghĩa là các dây thần kinh thính giác không mang được âm thanh đến não. Trẻ sẽ sống trong thế giới không có âm thanh, không nghe được cả âm giọng và lời nói. Do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải kích thích hoat động thính giác sớm, để làm nền tảng cho việc học ngôn ngữ của trẻ sau này.

Lắng nghe là bước 2 trong lộ trình hoạt động thính giác

Để phát ra được những âm bập bẹ như là lời nói đầu tiên, trẻ đã phải lắng nghe các từ hàng trăm lần. Đến năm lên 4 tuổi trẻ đã có khẳ năng lắng nghe đến 45 triệu từ. Như vậy việc nghe trong giai đoạn này được xem là Nghe có chủ đích.

Máy trợ thính và cấy điện cực ốc tai

Được xem là các thiết bị hỗ trợ việc nghe cho trẻ khiếm thính,nó tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận với thế giới âm thanh, giúp cải thiện bước 1 trong lộ trình hoạt động thính giác của trẻ khiếm thính. Các thiết bị nêu trên, nếu được cung cáp phù hợp với độ mất thính lực của trẻ, đồng thời trẻ khiếm thính được tiếp cận với các thiết bị ấy càng sớm, càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ từ 0 đến 2 tuổi, thì khả năng học ngôn ngữ của trẻ sẽ được phục hồi tốt.

Môi trường học ngôn ngữ ngẫu nhiên

Trẻ học được ngôn ngữ lời nói thông qua việc nghe một cách ngẫu nhiên, khoảng 90% thông tin mà trẻ có được, thường là do tình cờ nghe được của ai đó, hoặc được nghe rất nhiều lần trong bất kỳ tình huống tự nhiên nào đó,nên trẻ biết được tên gọi, công dụng, tính chất, khí chất… của 1 vật dụng, hoặc hành động nào đó, đều nhờ vào việc nghe một cách ngẫu nhiên và trẻ khiếm thính học ngôn ngữ giống như vậy.

Ví dụ: Trẻ đưa ngón tay vào miệng, nhìn mẹ nói / mum, mum/

Mẹ cười đưa cho trẻ 1 bình sữa và nói:’ Uống sữa hả con. Mẹ biết rồi sữa của con đây:”

Hành động của mẹ là đưa bình sữa và nói:” Uống sữa hả con. Mẹ biết rồi sữa của con đây:” được lập lập lại rất nhiều lần trong ngày và hàng tuần, thậm chí hàng tháng, trẻ được nghe nhiều lần, nhìn thấy nhiều lần, trẻ hiểu được cái bình mà mẹ đưa cho trẻ được gọi là bình sữa và chất lỏng trong bình đó được gọi là sữa, các hoạt động kể cả hành động của người lớn luôn đi kèm với lời nói, được trẻ chú ý quan sát và lắng nghe có chủ đích là cơ hội giúp phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Trẻ cũng có thể lắng nghe có chủ đích trong các tình huống khác, ví dụ như mẹ nhờ ai đó lấy hộ bình sữa cho trẻ, hay ai đó giúp khuấy sữa cho trẻ. Các tình huống nêu trên được diễn ra 1 cách tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng lại tự nhiên giúp trẻ học được từ bình sữa và sữa

Tuy nhiên đối với trẻ khiếm thính việc học ngôn ngữ một cách ngẫu nhiên là một điểm hạn chế, do trẻ gặp khó khăn trong việc nghe. Trẻ chỉ nhận được thông tin hoặc học ngôn ngữ, khi ai đó trực tiếp đến trước mặt trẻ và nói cho trẻ nghe.Chính vì thế mà trẻ khiếm thính cần được bù đắp điểm hạn chế này, là học ngôn ngữ ngẫu nhiên trong môi trường tự nhiên kết hợp với việc mang máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai

Ba mẹ của trẻ khiếm thính nên dành nhiều thời gian giao tiếp để chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Lưu ý rằng: Khi nói chuyện với trẻ, giao tiếp hoặc chơi với trẻ, ba mẹ phải đảm bảo rằng các thiết bị trợ giúp việc nghe của trẻ như: máy trợ thính, điện cực ốc tai… đều phải đang trong tình trạng hoạt động tốt.

Bài viết có tham khảo tài liệu Helping your deaf child to develop language and communication from 0 to 2 years của tổ chức ndcs.

Niềm tin cùng với nhóm dịch thuật Sao mộc ( sinh viên trường đại học UEF)

Mục nhập này đã được đăng trong Trẻ Em. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *