Giao tiếp và ngôn ngữ có khác nhau không?

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính từ 0 đến 2 tuổi ( phần 1)

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, có vài người đã thắc mắc giữa giao tiếp và ngôn ngữ có giống nhau không?Chúng ta bắt đầu quan sát về trẻ nói chung

Giao tiếp và ngôn ngữ không giống nhau.

Giao tiếp

Giao tiếp được xem là quá trình trao đổi hai chiều, giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và hình thành mối quan hệ với người khác, ngoài ra giao tiếp còn giúp cho mọi người hiểu nhau. Mọi người có thể dùng nhiều cách để giao tiếp với nhau như: Nói, sử dụng ngôn ngữ dấu, giao tiếp bằng mắt, cử chĩ điệu bộ, biểu hiện gương mặt. Đối với trẻ giao tiếp tốt là điểm khởi đầu cho việc phát triển ngôn ngữ.

Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ có liên quan đến: Từ, cụm từ, văn phạm, bao gồm cách diễn đạt để người khác hiểu được như là cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ còn dùng để phản ánh khả năng suy nghĩ và được thể hiện qua lời nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng, trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng thông thường không có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói chỉ sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người lớn

Những biểu hiện giao tiếp của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đã bắt đầu giao tiếp với mọi người ngay khi vừa mới sinh ra vài phút, trẻ đã lập tức gửi những thông điệp đến cho mọi người bằng việc sử dụng cử chỉ điệu bộ để giúp mọi người hiểu và nhận ra trẻ đang muốn gì ví dụ như là:

  • Trẻ biểu hiện những càm xúc thoải mái hoặc khó chịu, đói bụng bằng ngôn ngữ tiếp nhận như trẻ thì thầm, khóc, cười, uốn éo thân mình.
  • Mỗi khi thú vị điều gì, thì trẻ đưa mắt tìm kiếm, nhìn hoặc vươn người tới…

Khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ lời nói kết hợp với từ hoặc cụm từ để giúp mọi người hiểu trẻ ví dụ như:

Trẻ đưa ngón tay vào miệng, nhìn mẹ nói: Mẹ / mum, mum/

Dựa trên ngữ cảnh này, người đứng ngoài sẽ không hiểu trẻ muốn gì? Nhưng mẹ của trẻ sẽ hiểu ngay là trẻ muốn bú sữa.

Mẹ cười đưa cho trẻ 1 bình sữa và nói:’ Uống sữa hả con. Mẹ biết rồi sữa của con đây:”

Ba mẹ/ người nuôi dưỡng của trẻ luôn có kỹ năng quan sát, nhạy cảm và tinh vi trong việc hiểu trẻ hơn những người khác, chính vì có kỹ năng tự nhiên này, nên Phụ huynh luôn là người giao tiếp tốt nhất với trẻ và cũng là người giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua những buổi tương tác như thế trong các sinh hoạt hằng ngày.

Dựa vào ngữ cảnh trên, người mẹ đã phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hành động đưa bình sữa cho trẻ và câu nói: Uống sữa hả con? Mẹ biết rồi sữa của con đây.

Có rất nhiều nguyên nhân, trường hợp tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của từng cá nhân trẻ, nhưng việc cho trẻ tiếp cận sớm với ngôn ngữ và giao tiếp là điều quan trọng cần thiết.

Mọi người đều dùng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp, nhưng bất cứ dùng ngôn ngữ nào, thì việc giao tiếp với trẻ trong những năm tháng đầu đời luôn là giai đoạn quan trọng.

Bài viết có tham khảo tài liệu (Helping your deaf child to develop language and communication 0-2 years) của tổ chức National Deaf Children’s Society

Nhóm dịch thuật Sao Mộc ( sinh viên trường Đại học UEF)

cùng với Niềm Tin

Mục nhập này đã được đăng trong Trẻ Em. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *